Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 732.66 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên những bằng chứng thực nghiệm để tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của học sinh, để từ đó có những biện pháp phù hợp ngăn chặn tình trạng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢOCÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢOCÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CAO HÀO THI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 i LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vihiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đạihọc Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Thảo ii TÓM TẮT LUẬN VĂNBạo lực học đường là một trong những vấn đề gây bức xúc trong dư luận hiện nay. Đây là mộtvấn đề không mới nhưng ngành giáo dục và xã hội vẫn đang cố gắng tìm những giải pháp thựcsự hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng này. Mục đích của nghiên cứu là tìm bằng chứng thựcnghiệm để xác định yếu tố nào tác động đến hành vi bạo lực của học sinh, để từ đó có nhữnggiải pháp thực tiễn trong thời điểm này.Nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát thứ cấp học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 tại 8 trường Trunghọc cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số quan sát được sửdụng là 340. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích địnhlượng, cụ thể là tiến hành phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn các biến thành nhữngnhóm nhân tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh, từ đó phân tích hồi quy đa biến để đomức độ tác động của từng nhân tố lên hành vi bạo lực.Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh. Học sinhcàng chứng kiến bạo lực, hay là nạn nhân của bạo lực thì càng gia tăng các hành vi bạo lực.Học sinh có ấn tượng không tốt về trường học, hoặc kém tuân thủ việc học ở trường sẽ có mứcđộ bạo lực cao hơn. Mối quan hệ với bạn bè có vấn đề cũng có tác động tiêu cực đến hành vibạo lực của học sinh. Học sinh càng có thái độ đồng tình đối với những hành vi bạo lực, hoặccó tính nóng nảy đều làm gia tăng hành vi bạo lực. Thêm nữa, học sinh nam sử dụng bạo lựcnhiều hơn học sinh nữ, và học sinh càng học ở lớp cao hơn thì càng ít có hành vi bạo lực hơn.Nghiên cứu cũng thể hiện tác hại của trò chơi điện tử mang yếu tố bạo lực lên hành vi của họcsinh.Những khuyến nghị chính sách dựa trên những kết quả phân tích định lượng kỳ vọng có ýnghĩa thực tiễn trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Sự phối hợp giữa các cơ quan chứcnăng trong và ngoài nhà trường cùng với cha mẹ là rất quan trọng giúp các em nhận thức đượcthái độ và hành vi của mình, giúp học sinh định hướng, hình thành kỹ năng sống đúng đắn,biết kiềm chế sự hung hăng, tính nóng nảy và hạn chế các tác hại do các yếu tố bên ngoài gâyra.Từ khóa: hành vi bạo lực của học sinh, bạo lực học đường,các nhân tố tác động, Việt Nam. iii MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iTÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................................ iiMỤC LỤC ............................................................................................................................iiiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................ vDANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... vDANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................... vDANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... viLỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: