Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 100,000 VND Tải xuống file đầy đủ (100 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ thực trạng cải cách DNNN ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các DNNN trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------***---------- Hồ Kim HươngCải cách các Doanh nghiệp nhà nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Chuyên ngành : kinh tế Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân HÀ NỘI - 2008 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thànhxu thế tất yếu của thời đại. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng ngoàiquá trình ấy nếu không muốn tụt hậu, Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trìnhđó. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “ xây dựng một nền kinh tế mở,hội nhập khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhậpkhẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả” 8 “Điều chỉnh cơcấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắnlợi ích giữa ta và các đối tác. Chủ động tham gia thương mại thế giới, các diễnđàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thíchhợp” 8 . Trải qua hơn hai thập kỷ đổi mới kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinhtế thế giới, Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trên cácmặt thương mại, đầu tư, ngoại giao..., phá bỏ thế cô lập, tạo ra môi trường cùnghợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốctế không chỉ mang lại những cơ hội mà nó cũng đặt ra nhiều thách thức đối vớinền kinh tế Việt Nam, trong đó các Doanh nghiệp Nhà nước là những chủ thểchịu ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất. Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, sự tồn tại và phát triển của Kinh tếNhà nước mà nòng cốt là Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một tất yếu kháchquan. Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX đã khẳng định: DNNN có vai trò Quyếtđịnh trong ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Muốnvậy, DNNN phải không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữvững vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ quan trọng để Nhà nướcđịnh hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu đểkinh tế Nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường mởcửa. 1 Để các DNNN vừa hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới,vừa giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa thì cần phải tiếp tục tiến hành quá trình cải cách theo hướng nâng cao hiệuquả hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốctế. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mìnhlà: “Cải cách các Doanh nghiệp nhà nước theo hướng hội nhập kinh tế quốctế ở Việt Nam”.2. Tình hình nghiên cứu: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cải cách DNNN cũng như hoạtđộng của DNNN trước và sau thời kỳ đổi mới. Liên quan trực tiếp đến đề tài cócác công trình tiêu biểu sau: - “Doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đếnnăm 2010”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004 của PGS.TS Ngô Thắng Lợi.Trong công trình này, tác giả đã đánh giá thực trạng DNNN trong phát triển kinhtế – xã hội thời kỳ đồi mới, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của các DNNN trong phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. - “Sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Cúc – PGS. TSKim Văn Chính, Nxb Lý luận Chính trị, 2006. Các tác giả đã làm rõ bản chất,vai trò, phạm vi hoạt động và sự cần thiết của sở hữu Nhà nước và DNNN trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ đó đề xuất hệthống chính sách, giải pháp nhằm đổi mới hệ thống DNNN phù hợp với yêu cầuxây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. -“Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước” của NgôQuang Minh, Nxb chính trị quốc gia Hà nội, 2001. Trong ấn phẩm này, tác giảnghiên cứu về kinh tế Nhà nước và quá trình cải cách các DNNN, từ đó đề racác giải pháp nhằm phát triển DNNN trong thời kỳ đổi mới. 2 -“Những bài học kinh nghiệm từ cải cách kinh tế ở Trung Quốc”, DươngHoàng Oanh, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2003 đã phân tích đánh giá nhữngthành tựu của quá trình cải cách kinh tế ở Trung Quốc, từ đó đưa ra những bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra còn một loạt các bài nghiên cứu về DNNN và cái cách DNNNtrên các tạp chí chuyên ngành cụ thể như: - “Cải cách doanh nghiệp Nhà nước là công việc hết sức cấp bách” của TSĐinh Văn Ân đăng trên Báo Đầu tư, ngày 19-3- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: