Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 93,000 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm định hướng về về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách tiếp cận những nghiên cứu trên thế giới và thực tế áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ VŨ NGỌC THANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Một trong những vấn đề quan trọng của công tác kế toán là định giá nhằm xácđịnh giá trị bằng tiền của các đối tượng kế toán để phục vụ cho công việc ghi chépvà lập báo cáo tài chính. Qua quá trình phát triển của định giá đã có nhiều loại giákhác nhau được sử dụng, trong đó giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng,với mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách trung thực và hợplý hơn. Mặc dù chưa có chuẩn mực cụ thể về vấn đề này, nhưng giá trị hợp lý đãđược thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cách đây rất lâu. Tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện để định giá các đối tượng kếtoán. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên việc áp dụng chưa được rộng rãi và chưađạt được mục đích của giá trị hợp lý. Vì vậy việc “định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanhnghiệp Việt Nam” là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm: - Làm rõ bản chất của giá trị hợp lý và khẳng định một công cụ định giá mới phục vụ cho công tác kế toán ở Việt Nam. - Mang đến sự phù hợp về định giá giữa Việt Nam và quốc tế để rút ngắn khoảng cách trong quá trình hội nhập. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm định hướng về về việc sử dụng giátrị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách tiếp cận những nghiêncứu trên thế giới và thực tế áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp ở ViệtNam. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn ở kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam, không đề cậpđến kế toán quản trị cũng như các lĩnh vực kế toán khác. 2 Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu về hệ thống định giá trong kế toán; lịch sử hình thành, bản chất và nội dung của giá trị hợp lý, cũng như thực trạng áp dụng giá trị hợp lý trên thế giới. - Nghiên cứu về hệ thống định giá trong kế toán Việt Nam; nghiên cứu về đặc điểm của giá trị hợp lý trong lý thuyết cũng như khảo sát thực tế áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để từ đó bàn về vai trò hiện tại và tương lai cũng như những điều kiện để nâng cao vai trò của giá trị hợp lý. - Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý cho phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và thông lệ của quốc tế trong giai đoạn trước mắt cũng như là lâu dài. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn theo quan điểm lịch sửvà toàn diện, gắn sự phát triển của giá trị hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội củaViệt Nam trong xu thế chung của thế giới. Để đánh giá thực trạng, luận văn sử dụngmột số công cụ phân tích định lượng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Những đóng góp của luận văn Những đóng góp chính là: - Hệ thống hoá về định giá trong kế toán, nêu lên bản chất và nội dung cơ bản của giá trị hợp lý. - Hệ thống hoá vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam. Khái quát các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán, phân tích và đánh giá bản chất, vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. Nhận định những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp. - Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý: 3 Trong giai đoạn trước mắt, luận văn đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện các chuẩn mực hiện có, với mục đích tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm giá trị hợp lý Về lâu dài: luận văn đề nghị điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung, và đề xuất ban hành một số chuẩn mực mới với mục đích phát triển giá trị hợp lý đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 64 trang, 7 bảng biểu, 1 sơ đồ và 9 phụ lục. Nội dung luận vănngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về giá trị hợp lý Chương 2: Thực trạng áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý. Chương 3: Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝXác định giá trị có vai trò quan trọng trong công tác kế toán nhằm cung cấp nhữngthông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính. Hiện nay, giá trị hợp lý làmột xu hướng mới để định giá các đối tượng kế toán. Phần này sẽ trình bày các vấnđề về định giá nói chung và sau đó làm rõ hơn về quá trình phát triển, bản chất cũngnhư nội dung của giá trị hợp lý để hiểu rõ hơn về xu hướng này.1.1. VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN 1.1.1. Khái niệm định giá trong kế toán Định giá (còn gọi là đánh giá, tính giá) là “xác định giá trị bằng tiền tệ cho cácđối tượng hoặc sự kiện liên quan đến doanh nghiệp” 1 . Định giá diễn ra thườngxuyên trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp như khi giao dịch, mua bán, sảnxuất. Định giá trong kế toán Trong kế toán, với chức năng “thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấpthông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” 2 thìđịnh giá trong kế toán là xác định giá trị tiền tệ khi phản ánh các đối tượng và cácnghiệp vụ của kế toán. Do đề tài chỉ tập trung vào việc định giá trong kế toán tàichính, đối tượng của định giá trong kế toán tài ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: