Danh mục

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân hàng hóa trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.54 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân hàng hóa trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nêu một số vấn đề lý luận về hệ thống phân phối hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước. Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống phân hàng hóa trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------- NGUYỄN HỒNG THANHĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA TRONG NƯỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hµ Néi – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN HỒNG THANH ®æi míi tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña hÖ thèng ph©n hµng ho¸ trong n-íctrong bèi c¶nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số : 60.31.07 luËn v¨n th¹c sü kinh tÕ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S BÙI THỊ LÝ Hµ Néi – 2008 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Khoa SauĐại học Trường Đại học Ngoại Thương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Tiến sỹ Bùi Thị Lý, Chủ nhiệmKhoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Đại học Ngoại Thương và các thầy cô giáođã tận tình hướng dẫn và cung cấp cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trongquá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi để hoàn thành luận văn này. T¸c gi¶ Nguyễn Hồng Thanh LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài: Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyển sangphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinhtế quốc tế, trạng thái nền kinh tế nước ta đã thay đổi theo hướng cung đối với nhiềuloại hàng hóa không những có khả năng đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ cho nhucầu tiêu dùng trong nước, ngày càng nâng cao về số lượng, chất lượng và mẫu mã… mà còn có khả năng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt trong lĩnhvực xuất khẩu nông sản, Việt Nam đang giữ vị trí hàng đầu thế giới đối với một sốmặt hàng như cà phê (thứ 2 thế giới), hạt điều (số 1 thế giới), gạo (thứ 2 thế giới),hạt tiêu (số 1 thế giới). Năng lực sản xuất gia tăng mạnh mẽ trong khi khả năng xuấtkhẩu chỉ đáp ứng được một phần khiến việc tiêu thụ hàng hóa và tổ chức hoạt độngcủa hệ thống phân phối hàng hóa trong nước trở thành một trong những vấn đề thuhút được sự quan tâm và trở thành những trọng tâm của phát triển thương mại trongnước trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có trên cơ sở tổ chức tốt hệ thống phân phối hànghóa trong nước thì việc tiêu thụ hàng hóa mới được đẩy mạnh, qua đó góp phầnphát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại. Từ ngày 12/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO). Theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường dịchvụ, Việt Nam đã đưa vào phạm vi cam kết ngành dịch vụ phân phối. Đây là mộtngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn trong tổng thu nhập quốc dân đồng thờicũng có mức độ nhạy cảm cao với ổn định kinh tế xã hội trong nước. Nếu tính cảhoạt động sửa chữa động cơ ô tô, xe gắn máy, đồ dùng cá nhân và gia đình thì từnăm 2000 tới nay, dịch vụ phân phối chiếm khoảng 14% GDP . Đây cũng làmột ngành thu hút nhiều lao động. Theo thống kê trong vài năm trở lại đây, laođộng trong lĩnh vực phân phối chiếm khoảng 11,5% tổng lao động của cả nước,tương đương với ngành công nghiệp chế biến . Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây, việc điều tiếthàng hóa lưu thông trong hệ thống phân phối là do sự áp đặt chủ quan của các cơquan quản lý Nhà nước. Hiện nay, phần lớn các mặt hàng chúng ta đang để cho cơchế thị trường tự điều tiết hoạt động phân phối. Việc mở cửa và hội nhập với nềnkinh tế thế giới sẽ đặt dịch vụ phân phối của nước ta và các doanh nghiệp ngànhphân phối nói riêng trước những cuộc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần. Họ sẽmất đi hàng rào bảo hộ để đương đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoàikhông chỉ có tiềm lực mạnh về các hệ thống phân phối hàng hóa mà còn dày dạncác kinh nghiệm và thủ pháp cạnh tranh phân phối. Từ đó, một nhu cầu đặt ra đốivới các nhà quản lý, các cơ quan chức năng là phải đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống phân phối hàng hóa trong nước để đáp ứng với tình hình mới, gópphần giảm sức ép cạnh tranh và hỗ trợ các nhà phân phối giữ được vị trí nhất địnhtrên thị trường trong nước. Nhìn lại thị trường nội địa, những năm qua các hệ thống phân phối hàng hóađã phát triển một cách tự phát cả về số lượng và quy mô mở rộng, bước đầu đápứng nhu cầu đa dạng về hàng hóa tiêu dùng cho cả sản xuất và dân cư, tác động đếnphát triển sản xuất trong quá trình chuyển đổi theo nền kinh tế thị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: