Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 773.31 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 115,000 VND Tải xuống file đầy đủ (115 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khảo sát mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do vậy, luận văn sẽ khảo sát cụ thể hơn về sự ảnh hưởng qua lại giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ______________***_______________ PHẠM VIẾT HÙNGMỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ______________***_______________ PHẠM VIẾT HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO THƯƠNG MẠIVÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn thầy PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ đã tận tìnhhướng dẫn và dành nhiều thời gian đọc, góp ý và động viên tôi trong quá trình thựchiện luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn các quý thầy, cô của khoa Kinh tế phát triển, Viện đào tạosau đại học và các khoa khác của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,Lãnh đạo Viện và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên Cứu Thương Mại, các bạn trong lớpcao học khoá 19 đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường cũng nhưthời gian làm luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến PGS.TS. Đinh Văn Thành - Viện trưởng và TS. HồTrung Thanh - Trưởng phòng Quản lý khoa học Viện Nghiên Cứu Thương Mại - BộCông Thương đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu đểthực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin dành cho cha mẹ, vợ, các con và những người thân trong gia đìnhtôi đã hết lòng quan tâm và dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thànhkhoá học này. Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người! Phạm Viết Hùng Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từThầy hướng dẫn, những người tôi đã cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này. Các sốliệu, tài liệu sử dụng trong đề tài luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng và nội dungnghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từngđược công bố trong bất cứ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 01 năm 2013 Tác giả Phạm Viết Hùng TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn này là khảo sát mối quan hệ nhân quả giữa tự do thương mạivà tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên dữ liệu kinh tế hàng năm do Tổng cục thốngkê công bố; chiều hướng và mức độ tác động qua lại giữa hai biến số để từ đó đưa racác giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trongđiều kiện thương mại tự do đang là xu hướng tất yếu của thế giới. Tác giả áp dụng mô hình hồi quy do Bajwa và Siddiqi (2011) đề xuất, phương phápkiểm định nhân quả Granger được sử dụng để khảo sát mối quan hệ giữa tự do thươngmại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứuthực nghiệm kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình vector hiệu chỉnh sai số(VECM) cho thấy rằng quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế chỉ tácđộng qua lại trong dài hạn, nhưng trong điều kiện Việt Nam thì tác động từ tăng trưởngkinh tế đến tự do thương mại lớn hơn tác động từ tự do thương mại đến tăng trưởngkinh tế. Kết quả thực nghiệm theo tác giả là hợp lý vì từ khi Việt Nam thực hiện chínhsách tự do thương mại, cán cân thương mại của Việt Nam luôn âm (giá trị kim ngạchnhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu). Từ kết quả nghiên cứu, theo tác giả giảipháp phù hợp trong trường hợp này là tăng cường xuất khẩu và quản lý nhập khẩunhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu. MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11. Sự cần thiết lựa chọn vấn đề nghiên cứu. ..................................................................... 12. Vấn đề nghiên cứu......................................................................................................... 43. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 54. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 55. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: