Danh mục

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 118,000 VND Tải xuống file đầy đủ (118 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trình bày tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Thực trạng và triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG  NGUYỄN THỊ MINH NGỌCNGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN FACTORING) VÀ TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ SỸ TUẤN HÀ NỘI 2006 1 PHẦN MỞ ĐẦU ******1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động bao thanh toán là một trong những hình thức tài trợ thươngmại lâu đời nhất trên thế giới. Với một bề dày lịch sử phát triển hàng trămnăm, bao thanh toán đang là một phương thức không thể thiếu trong hoạtđộng thương mại trong nước và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt độngthương mại quốc tế phát triển. Khi thế đàm phán trong thương mại nghiêngvề phía người mua; người bán buộc phải nhượng bộ. Việc người bán cấp tíndụng cho người mua trở thành một trong những điều khoản bắt buộc trongnhiều thoả ước kinh tế. Trên thực tế, người bán lại rất cần vốn để tiếp tụcsản xuất, kinh doanh, đặc biệt đối với người bán là các doanh nghiệp vừa vànhỏ. Phương thức bao thanh toán ra đời đáp ứng phần nào nhu cầu về vốncủa doanh nghiệp, đồng thời đem lại nguồn thu không nhỏ cho các công tybao thanh toán. Bao thanh toán thực chất là việc tổ chức tín dụng hay côngty bao thanh toán đứng ra tạm ứng cho người bán để người bán tiếp tục quátrình sản xuất kinh doanh thông qua việc mua lại và quản lý những khoảnphải thu của người bán. Bao thanh toán đến với Việt Nam hơi muộn nhưngbao thanh toán đang là một kênh cấp tín dụng được các ngân hàng thươngmại và các tổ chức tín dụng hết sức quan tâm. Việt Nam đang trên con đường chính thức trở thành thành viên củaTổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đặt các ngân hàng thươngmại Việt Nam đứng trước những thách thức lớn; đó là bị “thua thiệt ngaytrên sân nhà” nếu không có những bước đột phá trong cung cấp dịch vụngân hàng mới như bao thanh toán hay bảo hiểm tín dụng…. Có thể thấy, đadạng hoá các loại hình dịch vụ, giữ được vị thế cạnh tranh khi mà các ngânhàng nước ngoài trong tương lai sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt 2Nam với quy mô ngày càng rộng và sâu đang trở thành một vấn đề “sốngcòn”. Việc phát triển loại hình tài trợ thương mại trong đó có dịch vụ baothanh toán là hoàn toàn phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dođó, đề tài nghiên cứu về “Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụngtại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, theo tác giả, mang giá trị thực tiễncao.2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luậnvề nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng; trên cơ sở đó đánh giávề thực trạng và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thươngmại Việt Nam khi triển khai bao thanh toán3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tài chính trên thế giới và đisâu vào nghiệp vụ này ở một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại ViệtNam như chi nhánh Ngân hàng Far East National Bank (FENB-Mỹ), Ngânhàng Citibank; - Nghiên cứu về những cơ hội và thách thức của các Ngân hàng thươngmại Việt Nam khi áp dụng dịch vụ này.4. Phương pháp nghiên cứu: + Phân tích + So sánh + Thống kê + Điều tra chọn mẫu + Tổng hợp + Các bảng số liệu5. Những đóng góp khoa học của luận văn: - Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luậnvề nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng 3 - Đánh giá thực trạng và triển vọng nghiệp vụ bao thanh toán ở cácNHTM Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam trong pháttriển nghiệp vụ bao thanh toán6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu làm ba chương, cụ thể như sau:Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) của các tổ chức tín dụngChương II: Thực trạng và triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt NamChương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 4 CHƢƠNG I:TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING) CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ngày nay khi tốc độ lưu thông tiền tệ đang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: