Thông tin tài liệu:
Mục đích của luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trên cứ liệu từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ. Góp phần làm rõ thêm nguyên lý ngôn ngữ phản ánh văn hoá. Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của người Việt và người Anh qua các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Phương
ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ
CỦA CÁC TỪ NGỮ
CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh- 2009
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Sâm-
người đã động viên và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô-
những người đã chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu; xin
cảm ơn phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Người viết đã nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn.Tuy nhiên, luận
văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn.
MỞ ĐẦU
0.1.Lý do chọn đề tài
0.1.1. Về thành ngữ, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu. Xuất phát từ các góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận
khác nhau, những bài viết, những công trình đó cung cấp cái nhìn mới mẻ, đa
diện hơn về thành ngữ tiếng Việt. Có thể nói, thành ngữ là mảnh đất đã được
cày xới nhiều và cũng đã thu được nhiều thành tựu. Thế nhưng theo chúng tôi,
việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa- ngôn ngữ trong thành ngữ vẫn có thể bàn
luận thêm, nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn.
0.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá ngày càng được các nhà
ngôn ngữ học quan tâm. Người ta nhận thấy rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ
thường xuyên đòi hỏi phải thuyết minh những ý nghĩa do văn hoá xã hội
quyết định, và ngược lại, việc nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của
văn hoá đòi hỏi sự hiểu biết những khía cạnh ngôn ngữ của nền văn hoá đó.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá được thể hiện ở nhiều cấp độ như ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp. Từ vựng thể hiện rõ nhất mối quan hệ này. Nghiên
cứu hàm nghĩa văn hóa trong từ vựng là một lĩnh vực chưa được đào sâu
nghiên cứu ở Việt Nam. Song với nhu cầu tìm về bản sắc văn hóa dân tộc,
nhu cầu giao lưu văn hóa- ngôn ngữ và nhu cầu hội nhập trong thời đại hội
nhập toàn cầu hóa hiện nay, nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trở thành một
trong những nhiệm vụ quan trọng.
Ở đây chúng tôi sẽ xem xét các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCT)
trong thành ngữ bởi vì trong nhận thức của chúng tôi, thành ngữ là một đơn vị
ngôn ngữ đồng thời là một thành tố văn hoá nên nó mang trong mình những
đặc trưng dân tộc, những biểu tượng dân tộc. Tìm hiểu, khảo sát, giải mã các
từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy
được những đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của hai dân tộc Việt và Anh với hai
loại hình ngôn ngữ và văn hoá khác biệt nhau, thấy được sự giống và khác
nhau trong quan niệm, liên tưởng ngôn ngữ giữa người Anh và người Việt.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từ
ngữ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
0.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từ ngữ chỉ BPCT
trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), người viết hướng đến
những mục đích sau:
- Tìm ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trên cứ liệu từ ngữ chỉ
BPCT trong thành ngữ. Góp phần làm rõ thêm nguyên lý ngôn ngữ phản ánh
văn hoá.
- Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của người Việt và người Anh
qua các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ.
0.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên
cứu hàm nghĩa văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ . Nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ
đã tập trung nghiên cứu vấn đề này.
Trước hết có thể kể đến luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bảo với đề
tài “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so
sánh với tiếng Anh )”. Trong công trình này, Nguyễn Thị Bảo đã nghiên cứu
khá kĩ về ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng
Việt, có sự so sánh với các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh.
Tiếp theo là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Tùng với đề tài “ Tìm
hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của nhóm từ chỉ động thực vật trong
tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”. Trong công trình này, Nguyễn Thanh
Tùng có một tầm nhìn khá bao quát về từ chỉ động-thực vật trong tiếng Việt.
Ông tiến hành so sánh chúng với tiếng Anh trong từ điển giải thích và trong
thành ngữ, tục ngữ, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt để từ đó thấy được
đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của hai loại hình ngôn ngữ ...