Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 715.52 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhằm mục đích làm rõ hơn những nét riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo và những đóng góp của ông vào nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thái Nguyên - 2011Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Hạnh Thái Nguyên – 2011Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thànhtới TS. Nguyễn Đức Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tâm, nhiệt tình giúpđỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáotrong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học - Trường ĐHSP Thái Nguyên đãgiảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãquan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắn chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và gópý chân thành của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đếnvấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái nguyên, tháng 08 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Mai PHẦN MỞ ĐẦUSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11. Lý do chọn đề tài 1. Việt Bắc – Thái Nguyên thủ đô gió ngàn của cuộc kháng chiếnchống Pháp đã trở thành những cái tên đầy tự hào của những người yêu nướcViệt. Hình ảnh thiên nhiên và con người Thái Nguyên trở thành đề tài, nguồncảm hứng của rất nhiều văn nghệ sĩ như Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, BùiNhư Lan, Nguyễn Minh Sơn, Hồ Thủy Giang... Những nhà văn, nhà thơthuộc nền văn học địa phương này có đóng góp lớn cho thành tựu chung củavăn học nước nhà, nhưng không phải nhà văn nào cũng được nghiên cứu đánhgiá xứng đáng với tài năng và đóng góp của mình. Bởi vậy, việc tìm hiểunhững tác giả xuất sắc của văn học địa phương là việc làm cần thiết. 2. Hiện nay, theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo, phầnvăn học địa phương giảng dạy tại các trường Trung học cơ sở bao gồm 24tiết. Trong chương trình Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở của trường Đạihọc Sư phạm Thái Nguyên, hai học phần lí luận văn học và văn học Việt Namhiện đại cũng yêu cầu tìm hiểu về văn học địa phương, nên việc thực hiện đềtài này góp thêm một tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy các phần học ấy. 3. Từ đổi mới năm 1986 trở lại đây, thể loại truyện ngắn ở Việt Nam córất nhiều cách tân mạnh mẽ và việc tranh luận thế nào là truyền thống, thế nàolà hiện đại vẫn đang diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thật rõràng. Việc thực hiện đề tài về một tác giả với những truyện ngắn xuất sắc đãđoạt nhiều giải thưởng ở trung ương như Hồ Thủy Giang sẽ góp phần đánhgiá toàn diện hơn về xu thế vận động và thành tựu của truyện ngắn nói riêng -văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn HồThủy Giang”.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22. Lịch sử vấn đề Nhà văn Hồ Thủy Giang viết nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyệnngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình. Nhưng thể loạitruyện ngắn được nhà văn quan tâm hơn cả và mang lại cho nhà văn nhữngthành công trong sự nghiệp văn chương của mình. Khi các tập truyện ngắn,Bông hoa cô đơn (năm 1990), Ảo ảnh (năm 1997), Lúc ấy biển hoàng hôn(năm 2000), Truyện ngắn chọn lọc (năm 2002) xuất hiện trên văn đàn, một sốbài báo của nhà văn Vũ Nho, tác giả Đặng Quyết Tiến, tác giả Phạm Đức vàmột đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005 của tác giả Phương Dung – LệHằng có những đánh giá nhận xét về các tập truyện ngắn này. Các bài viết đã đề cập đến một số phương diện nội dung trong truyệnngắn Hồ Thủy Giang. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: