Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu
Số trang: 114
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu tập trung tìm hiểu truyện ngắn và tùy bút của Đỗ Chu với mong muốn góp phần khẳng định giá trị đặc sắc của mỗi thể loại đồng thời góp phần đi tìm đặc trưng nghệ thuật của Đỗ Chu trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGŨ NHỊ SONG HIỀN ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỖ CHUChuyên ngành: Lý luận văn họcMã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CAM KẾTTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫncủa TS Nguyễn Hoài Thanh.Công trình này chưa được công bố dưới bất kỳ một hình thức nào.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình này. TP.HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2010 Tác giả luận văn Ngũ Nhị Song Hiền LỜI CẢM ƠN Đề tài “Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu” được hoàn thành dưới sựhướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Hoài Thanh, sự đóng góp ý kiến củacác Giáo sư – tiến sĩ phản biện, và các thầy cô phòng KHCN và SĐH. Tôi xin chân thành cám ơn MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khuynh hướng văn xuôi trữ tình, giàu chất thơ là một dòng chảy của văn học Việt Namhiện đại mà Đỗ Chu là một ngòi bút tiêu biểu. Đây là một kiểu văn xuôi – thơ hay nói như nhàvăn Nga C. Pauxtốpki là “chất thơ của văn xuôi” rất đáng được lưu tâm nghiên cứu. Đỗ Chu là một nhà văn, một người lính trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Vớikhối lượng sáng tác không dồi dào nhưng đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng độc giả.Trongsáng, trữ tình và lãng mạn với các truyện ngắn đầu tay như Hương cỏ mật, Ráng đỏ, Phù sa,Mùa cá bột…ngòi bút ấy càng trở nên dịu dàng, đằm thắm, sâu sắc hơn với Mảnh vườn xưahoang vắng và Một loài chim trên sóng. Gần đây sự xuất hiện của hai tập tùy bút Tản mạn trước đèn (2005) và Thăm thẳm bóngngười (2008) đã tập trung sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Khi người ta đãquen với một Đỗ Chu truyện ngắn trữ tình thì ông lại bức phá với hai tập tùy bút dày công lực.Cái duyên tùy bút của Đỗ Chu thăng hoa ở độ tuổi thâm trầm, để ông có dịp bộc lộ rõ nét mộtcái “tôi” tinh tế, sâu sắc, đầy chất triết lý. Dù ở thể loại truyện ngắn hay tùy bút, người ta đềubắt gặp một tâm hồn giàu chất thơ của nhà văn. Trải qua hơn 40 năm văn nghiệp, Đỗ Chu không chỉ khẳng định vị trí văn chương củamình ở Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001), Giải thưởng Văn học Asean(2004) về truyện ngắn mà còn ở Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2005) với tập tùy bút Tảnmạn trước đèn. Do đó, nhìn nhận, đánh giá tài năng, và nghiên cứu đặc trưng văn xuôi nghệthuật của Đỗ Chu để hoàn thiện chân dung một tác giả là điều cần thiết. Tác phẩm và tên tuổi của Đỗ Chu thăng trầm qua từng giai đoạn lịch sử. Nhiều người biếtvà ấn tượng về Đỗ Chu. Song để nghiên cứu một cách có hệ thống các sáng tác của nhà văncũng như khái quát toàn diện đặc trưng văn xuôi nghệ thuật của Đỗ Chu thì còn thấy hiếm. Rảirác các bài phát biểu và nghiên cứu trên báo, tạp chí và một số ít sách nghiên cứu thiết nghĩchưa đủ khẳng định sức sống của một cây bút văn xuôi giàu chất thơ như Đỗ Chu. Luận vănmong tiếp nối cái phần còn để ngỏ ấy. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đỗ Chu sáng tác tập trung nhất là vào hai mảng truyện ngắn và tùy bút. Do đó luận văn đisâu khảo sát và nghiên cứu hai thể loại này - hai thể loại đóng vai trò khẳng định phong cách vàtên tuổi Đỗ Chu trên văn đàn. Với đề tài Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu, người viết đivào tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhằm kháiquát lên đặc trưng, phong cách của nhà văn. Với một số lượng tác phẩm không dồi dào, luận văn cố gắng tập hợp, khảo sát tất cả cáctuyển tập truyện ngắn và tùy bút của Đỗ Chu đã in thành sách hoặc đăng rải rác trên các báo vàtạp chí từ năm 1962 cho đến nay. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ năm 1962, khi những truyện ngắn đầu tay của Đỗ Chu ra đời, văn đàn đã xôn xao tántụng. Nối tiếp những thành công từ các truyện đầu tay đó, các tuyển tập truyện ngắn của ĐỗChu đã ra đời. Có tuyển tập hay, được chú ý, có tuyển tập cũng “tàm tạm” nhưng cũng có tácphẩm không mấy gây ấn tượng nên dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên tất cả thống nhất ở mộtđiểm: truyện Đỗ Chu giàu chất thơ, văn phong trang nhã, cẩn trọng trong từng câu chữ. Đề cập đến đặc điểm truyện ngắn Đỗ Chu, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã có một bàinghiên cứu về Truyện ngắn của Đỗ Chu khá cụ thể và chi tiết in trên Tác phẩm mới(17/9/1971). Ông phân tích cách lựa chọn đề tài, hệ thống nhân vật, bút pháp miêu tả nhân vật,kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ và khả năng phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Đỗ Chu. Về cách xây dựng nhân vật, ôn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGŨ NHỊ SONG HIỀN ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỖ CHUChuyên ngành: Lý luận văn họcMã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CAM KẾTTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫncủa TS Nguyễn Hoài Thanh.Công trình này chưa được công bố dưới bất kỳ một hình thức nào.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình này. TP.HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2010 Tác giả luận văn Ngũ Nhị Song Hiền LỜI CẢM ƠN Đề tài “Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu” được hoàn thành dưới sựhướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Hoài Thanh, sự đóng góp ý kiến củacác Giáo sư – tiến sĩ phản biện, và các thầy cô phòng KHCN và SĐH. Tôi xin chân thành cám ơn MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khuynh hướng văn xuôi trữ tình, giàu chất thơ là một dòng chảy của văn học Việt Namhiện đại mà Đỗ Chu là một ngòi bút tiêu biểu. Đây là một kiểu văn xuôi – thơ hay nói như nhàvăn Nga C. Pauxtốpki là “chất thơ của văn xuôi” rất đáng được lưu tâm nghiên cứu. Đỗ Chu là một nhà văn, một người lính trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Vớikhối lượng sáng tác không dồi dào nhưng đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng độc giả.Trongsáng, trữ tình và lãng mạn với các truyện ngắn đầu tay như Hương cỏ mật, Ráng đỏ, Phù sa,Mùa cá bột…ngòi bút ấy càng trở nên dịu dàng, đằm thắm, sâu sắc hơn với Mảnh vườn xưahoang vắng và Một loài chim trên sóng. Gần đây sự xuất hiện của hai tập tùy bút Tản mạn trước đèn (2005) và Thăm thẳm bóngngười (2008) đã tập trung sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Khi người ta đãquen với một Đỗ Chu truyện ngắn trữ tình thì ông lại bức phá với hai tập tùy bút dày công lực.Cái duyên tùy bút của Đỗ Chu thăng hoa ở độ tuổi thâm trầm, để ông có dịp bộc lộ rõ nét mộtcái “tôi” tinh tế, sâu sắc, đầy chất triết lý. Dù ở thể loại truyện ngắn hay tùy bút, người ta đềubắt gặp một tâm hồn giàu chất thơ của nhà văn. Trải qua hơn 40 năm văn nghiệp, Đỗ Chu không chỉ khẳng định vị trí văn chương củamình ở Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001), Giải thưởng Văn học Asean(2004) về truyện ngắn mà còn ở Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2005) với tập tùy bút Tảnmạn trước đèn. Do đó, nhìn nhận, đánh giá tài năng, và nghiên cứu đặc trưng văn xuôi nghệthuật của Đỗ Chu để hoàn thiện chân dung một tác giả là điều cần thiết. Tác phẩm và tên tuổi của Đỗ Chu thăng trầm qua từng giai đoạn lịch sử. Nhiều người biếtvà ấn tượng về Đỗ Chu. Song để nghiên cứu một cách có hệ thống các sáng tác của nhà văncũng như khái quát toàn diện đặc trưng văn xuôi nghệ thuật của Đỗ Chu thì còn thấy hiếm. Rảirác các bài phát biểu và nghiên cứu trên báo, tạp chí và một số ít sách nghiên cứu thiết nghĩchưa đủ khẳng định sức sống của một cây bút văn xuôi giàu chất thơ như Đỗ Chu. Luận vănmong tiếp nối cái phần còn để ngỏ ấy. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đỗ Chu sáng tác tập trung nhất là vào hai mảng truyện ngắn và tùy bút. Do đó luận văn đisâu khảo sát và nghiên cứu hai thể loại này - hai thể loại đóng vai trò khẳng định phong cách vàtên tuổi Đỗ Chu trên văn đàn. Với đề tài Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu, người viết đivào tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhằm kháiquát lên đặc trưng, phong cách của nhà văn. Với một số lượng tác phẩm không dồi dào, luận văn cố gắng tập hợp, khảo sát tất cả cáctuyển tập truyện ngắn và tùy bút của Đỗ Chu đã in thành sách hoặc đăng rải rác trên các báo vàtạp chí từ năm 1962 cho đến nay. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ năm 1962, khi những truyện ngắn đầu tay của Đỗ Chu ra đời, văn đàn đã xôn xao tántụng. Nối tiếp những thành công từ các truyện đầu tay đó, các tuyển tập truyện ngắn của ĐỗChu đã ra đời. Có tuyển tập hay, được chú ý, có tuyển tập cũng “tàm tạm” nhưng cũng có tácphẩm không mấy gây ấn tượng nên dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên tất cả thống nhất ở mộtđiểm: truyện Đỗ Chu giàu chất thơ, văn phong trang nhã, cẩn trọng trong từng câu chữ. Đề cập đến đặc điểm truyện ngắn Đỗ Chu, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã có một bàinghiên cứu về Truyện ngắn của Đỗ Chu khá cụ thể và chi tiết in trên Tác phẩm mới(17/9/1971). Ông phân tích cách lựa chọn đề tài, hệ thống nhân vật, bút pháp miêu tả nhân vật,kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ và khả năng phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Đỗ Chu. Về cách xây dựng nhân vật, ôn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu Tùy bút của Đỗ Chu Truyện ngắn của Đỗ Chu Văn xuôi Việt Nam hiện đại Đặc trưng truyện ngắn của Đỗ ChuTài liệu liên quan:
-
112 trang 104 0 0
-
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, hãy phân tích nỗi khổ của người nông dân Tây Bắc
12 trang 75 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc sắc tản văn Y Phương
97 trang 68 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết
100 trang 22 0 0 -
131 trang 21 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 trang 21 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 trang 19 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên
134 trang 17 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nhật ký chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện đại
141 trang 17 0 0