Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 860.90 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở Thành phố. Từ đó đề xuất tăng cường các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LAI HỒNG HẢI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ EMĐƯỜNG PHỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LAI HỒNG HẢI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ EMĐƯỜNG PHỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRƯƠNG THÀNH TRUNG HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU 3Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ 13 CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 13 1.2 Đặc điểm hoạt động của các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh 19 1.3 Thực trạng tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục 25 trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí MinhChương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI 47 HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Yêu cầu tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ 47 em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Những biện pháp cơ bản tổ chức phối hợp các lực lượng 54 giáo dục trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh 2.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 71KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83PHỤ LỤC 87 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”,là nền tảng và động lực của sự phát triển đất nước. Vì vậy, Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XI đã xác định phải “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vàđào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội;... Đẩy mạnh xây dựng xã hội họctập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [15, tr.77]. Việc thực hiện chủ trương đó mở ra triển vọng cho mọi thành phần trongxã hội, kể cả các nhóm yếu thế, bị tổn thương như trẻ em đường phố có đượcnhiều cơ hội hơn để tiếp nhận sự giáo dục theo những mục tiêu, nội dung,phương thức thích hợp. Là một thành phố lớn của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh đứng đầutrong việc giao thương với các nước trên thế giới, một thành phố văn minh,hiện đại, kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng phát triển. Vì vậy, nơi đây trởthành địa chỉ có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, cũng như người laođộng đến làm ăn, sinh sống. Nhưng bên cạnh đó, số lượng trẻ em lang thang,cơ nhỡ từ nhiều vùng miền khác nhau cũng tìm đến Thành phố Hồ Chí Minhđể kiếm kế sinh nhai cũng khá lớn. Để quản lý và giáo dục đối tượng trẻ emđường phố, nhiều tổ chức, nhiều lực lượng, nhiều nhà hảo tâm đã có nhữnghình thức tập hợp, giúp đỡ các em và đã đạt những kết quả nhất định, nhưnghiệu quả giáo dục trẻ em đường phố còn nhiều hạn chế. Một trong nhữngnguyên nhân của tình trạng đó là việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáodục trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh còn có những bất cập do sựchồng chéo, phân tán trong hoạt động, cần được giải quyết trên phương diệnquản lý giáo dục. Thực tế cho thấy, việc quản lý giáo dục trẻ em đường phố nếu đượctiến hành tốt thì sẽ góp phần rất tích cực vào việc bảo đảm trật tự, trị an, xâydựng thành phố văn minh, lịch sự, đồng thời trẻ em có cơ hội thuận lợi hơn 4 để phát triển nhân cách, trở thành những công dân tốt, có khả năng bổsung vào nguồn nhân lực cho sự phát triển xã hội. Quan tâm đến tổ chức phốihợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố sẽ tạo nên sự đồng tâm, hợp lựccủa toàn xã hội trong việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, vì vậycác chủ thể quản lý giáo dục phải thực sự chăm lo đến vấn đề này. Hiện nay, những công trình nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh vềgiáo dục trẻ em có rất nhiều, nhưng chủ yếu là giáo dục trong gia đình, nhàtrường chính quy, còn những công trình nghiên cứu về giáo dục trẻ em đườngphố chưa nhiều. Trên phương diện khoa học quản lý giáo dục, những nghiêncứu về tổ chức phối hợp hoạt động của các chủ thể giáo d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: