Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao TP.HCM

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 639.38 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 72,000 VND Tải xuống file đầy đủ (72 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao TP.HCM khảo sát thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong KCNC TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất các nội dung, phương thức đào tạo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trực tiếp của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao TP.HCM THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  ĐOÀN ANH KIỆTTHỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG LÀM VIỆCĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN NAM  THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài: Khu Công nghệ cao TP.HCM được Chính phủ xác định là một dự án cấp quốc gia,được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII xác định là một trong 5 chương trình, côngtrình mang tính đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2006 – 2010nhằm mục đích góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăngcác ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Khi đặt vấn đề tham gia đầu tư tại Khu Công nghệ cao TP HCM, các nhà đầu tưthường quan tâm đến khả năng cung ứng lao động có trình độ thích hợp trong thời giantrước mắt và kể cả phục vụ cho chiến lược mở rộng của bản thân mình. Con số được cácnhà đầu tư nêu ra thường là vài trăm trong thời gian đầu, lên đến vài ngàn, có trường hợphàng chục ngàn người sau năm, mười năm hoạt động. Vì vậy nhu cầu nhân lực của chỉ riêng KCNC TPHCM đã là rất lớn chưa kể đến thịtrường lao động bên ngoài Khu. Vấn đề ở đây là để đáp ứng được nhu cầu lao động củacác nhà đầu tư, đặc biệt là của những nhà đầu tư trong KCNC TPHCM, nguồn nhân lực đãqua đào tạo hiện nay cần phải được đào tạo bổ sung một cách kỹ lưỡng và toàn diện hơn. Thực tế hoạt động tại KCNC TP HCM trong thời gian qua cho thấy sự sẵn sàng vềnguồn nhân lực tại chỗ cùng khả năng có được sự hỗ trợ về việc tuyển dụng và đào tạonhân sự là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của những nhàđầu tư tiềm năng khi đến với KCNC. Ngược lại, có thể xem chính việc tổ chức đào tạonguồn nhân lực đón đầu nhu cầu của nhà đầu tư như một yếu tố thu hút đầu tư là công cụchiến lược để hướng việc đầu tư vào các lĩnh vực CNC nằm trong mục tiêu chuyển đổi cơcấu ngành công nghiệp của Thành phố. Do vậy để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trongKCNC, tại Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Công trình xây dựngKhu Công nghệ cao giai đoạn 2006 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số116/2006/UBND ngày 21/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố), tại tiểu mục 1.6 Mục II.Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 và tiểu mục 2 Mục III. Các chương trìnhcụ thể giai đoạn 2006 – 2010, Thành phố đã có những quan điểm chỉ đạo rất rõ về việc đầutư cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của KCNC TP.HCM. Hiện tại đã kết thúc thời gian thực hiện chương trình hành động 5 năm 2006 – 2010,chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng tổ chức và quản lý việc đào tạo bổsung kỹ năng trực tiếp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong KCNC TP.HCM nhằmđiểm lại những gì đã thực hiện được, những gì chưa thực hiện cũng như những thiếu sót,khó khăn nào cần khắc phục trong thời gian sắp tới. Từ những nhận xét trên tác giả quyếtđịnh chọn đề tài “Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu củadoanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao TP.HCM” làm đề tài luận văn thạc sỹ.2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của doanhnghiệp trong KCNC TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất các nội dung, phương thức đào tạohiệu quả, đáp ứng yêu cầu trực tiếp của doanh nghiệp.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại KCNC TP.HCM 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại KCNC TP.HCM4. Giả thiết khoa học Khi đánh giá đúng thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại KCNC TP.HCMthì có thể đề xuất các nội dung, phương pháp phù hợp hơn nhằm tăng cường chất lượngđào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo, đào tạo kỹ năng - Khảo sát thực trạng về tổ chức và quản lý đào tạo kỹ năng trong KCNC TP.HCM - Đề xuất các nội dung, phương thức đào tạo hiệu quả.6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại Trung tâm đào tạo trựcthuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM trong năm 2010.7. Phương pháp nghiên cứu 7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra bằng phiếu thu thập số liệu, thông tin từ học viên, cán bộ quản lý, giảng viên, doanh nghiệp. Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu gồm 2 loại: - Phiếu 1: Hỏi doanh nghiệp về thực trạng đào tạo kỹ năng của đơn vị. - Phiếu 2: Hỏi ý kiến học viên, giảng viên về thực trạng đào tạo kỹ năng tại Trung tâm đào tạo. + Phương pháp trò chuyện chuyên gia: Thu thập các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học. 7.1.3. Phương pháp thống kê toán học Dùng phần mềm SPSS for Windows xử lý số liệu thu thập. NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VIỆC ĐÀO TẠOKỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Lịch sử nghiên cứu v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: