Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Cần Thơ

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.60 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Cần Thơ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức trong điều kiện làm việc hiện nay tại OCB Cần Thơ; Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại OCB Cần Thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Cần Thơ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết rằng nội dung của luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ mộtchương trình cấp bằng cao học nào, cũng như bất kỳ một chương trình đào tạo cấpbằng nào khác. Tôi xin cam kết thêm rằng luận văn này là nỗ lực cá nhân của tôi. Các kết quảphân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài phần được trích dẫn) đều là kết quảlàm việc của cá nhân tôi. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2020 Học viên Mai Hoàng Thạch I LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giảng viên tại TrườngĐại học Cửu Long đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báuđể tôi hoàn thành chương trình học. Đặt biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Vũ Thị Minh Hiền, côđã dành thời gian và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông – CNCần Thơ, cùng toàn thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trongsuốt quá trình thu thập dữ liệu. Mặc dù đã rất nổ lực nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên luận vănkhông thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiếncủa các thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài. Trân trọng! Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2020 Tác giả Mai Hoàng Thạch II TÓM TẮT Luận văn này đề xuất thang đo và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức và đề xuất hàm ý quản trị cho Ban lãnh đạovới mục đích gia tăng sự gắn bó công việc của nhân viên đang công tác tại Ngânhàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Cần Thơ. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tốtác động đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức và các nghiên cứu có liên quantrước đó. Mô hình nghiên cứu đề xuất 06 biến độc lập là: Đặc điểm công việc, Thunhập và phúc lợi, Đào tạo và phát triển, Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp,Phong cách lãnh đạo, Quản trị hiệu suất liên tục và 01 biến phụ thuộc là Sự gắn bónhân viên. Bài nghiên cứu sử dụng 02 phương pháp: định tính nhằm bổ sung, điềuchỉnh thang đo; định lượng dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giảthuyết nghiên cứu. Với số lượng quan sát là 119, các công cụ thống kê được sửdụng đến như: thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khámphá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập: : Đặc điểm công việc, Thu nhậpvà phúc lợi, Đào tạo và phát triển, Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp và Quảntrị hiệu suất liên tục có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là sự gắn bó củanhân viên. Chưa kết luận được biến Phong cách lãnh đạo có ý nghĩa đến Sự gắn bócủa nhân viên. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy rằng giữa các nhóm nhânviên có giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí công việc,thâm niên công tác và mức thu nhập khác nhau thì sự gắn bó với tổ chức không cósự khác biệt. Thông qua kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trịnhằm giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánhCần Thơ tham khảo trong việc nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. III MỤC LỤCCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 11.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 11.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 21.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 21.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 31.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 31.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 31.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 31.5.1 Phạm vi thời gian................................................................................................ 31.5.2 Phạm vi không g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: