Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.74 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá được đặc tính sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản của cá Hanh ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình; Đề xuất được các nhóm giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi, hướng sinh sản tự nhiên sang sinh sản nhân tạo nhằm chủ động nguồn giống trong nuôi thả loài cá kinh tế này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình i LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác; mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn trích dẫn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Kim HoàngPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Qua 2 năm nghiên cứu và học tập, dưới sự đào tạo và hướng dẫn tận tình của các Thầy, các Cô Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông lâm, Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; sự tạo điều kiện thuận lợi của đơn vị nơi công tác; và sự phối hợp, chia sẽ của các bạn cùng lớp K20 Cao học Nuôi trồng thủy sản – Đại học Nông lâm Huế; các đồng chí, đồng nghiệp; và Khoa Nông Lâm Ngư – Đại học Quảng Bình. Được sự cho phép của Trường Đại học Nông lâm Huế, Khoa Thủy sản và sự nhất trí của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã thực hiện hoàn thành Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình”. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Quý Cô Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông lâm, Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Võ Văn Phú, PGS. TS. Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế; cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, các bạn, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương nơi tôi nghiên cứu và gia đình thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi sẽ luôn trân trọng và khắc ghi những kiến thức đã được học được cũng như tình cảm quý báu mà Quý Thầy, Cô và các bạn đã dành cho tôi; và mong muốn Quý Thầy, Cô và các bạn luôn cùng tôi, chia sẽ về mọi mặt trong cuộc sống, trong công việc và trong các công tác nghiên cứu khoa học thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Lê Kim HoàngPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Quảng Bình là tỉnh Bắc Trung Bộ, có nhiều tiềm năng và lợi thể để phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi thủy sản mặn lợ. Trong điều kiện môi trường ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, các đối tượng nuôi thâm canh truyền thống ngày càng có tính rủi ro cao, việc chuyển đổi sang các hình thức nuôi xen canh, nuôi ghép, nuôi sinh thái thân thiện với môi trường đang là một sự lựa chọn của người nuôi thủy sản, và việc nghiên cứu để tìm các đối tượng nuôi mới, phù hợp, tạo điều kiện cho người nuôi có sự lựa chọn để sản xuất ổn định và bền vững là thực sự cần thiết. Cá Hanh (còn gọi cá Tráp vây vàng) là loài có giá trị thương phẩm cao, cũng là loài cá hoàn toàn có khả năng nuôi trong ao mặn lợ cho hiệu quả; và vì có giá trị nên con người không ngừng tác động đến nguồn lợi, tạo sức ép khai thác lớn, làm ảnh hưởng đến sự phân bố, suy giảm số lượng quần thể. Để góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá Hanh, cũng như chủ động nguồn giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên của cá vào sinh sản nhân tạo, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh – Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình”. 1. Mục đích đề tài: - Đánh giá được đặc tính sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản của cá Hanh ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình; - Đề xuất được các nhóm giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi, hướng sinh sản tự nhiên sang sinh sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: