Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học Đàng Trong

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 904.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đi sâu vào tìm hiểu văn học Đàng Trong ở bước khởi đầu của nó, tác giả nghiên cứu vấn đề theo hướng thông qua sự nghiệp sáng tác của tác giả Đào Duy Từ nhằm tái hiện một phần nào đó những đặc điểm của vùng văn học này được thể hiện ngay trong những sáng tác khu vực đầu tiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học Đàng Trong ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THƯƠNG HUYỀNĐào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học đàng trong LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THƢƠNG HUYỀNĐào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học đàng trong LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 5.04.33 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương HÀ NỘI - 2005 MỤC LỤC TrangMở đầu ................................................................................................. 21. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................... 22. Nội dung và mục đích của đề tài ........................................................ 53. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 64. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 65. Kết cấu luận văn ................................................................................ 7Chương I : Văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVII trong cái nhìn tổng quan1. Từ hành trình lịch sử của Đàng Trong trước thời các chúa Nguyễn ... 102. Đến diện mạo văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVII ...................... 21Chương II : Sự xuất hiện của Đào Duy Từ (1572 - 1634) Gương mặt văn học tiêu biểu của Đàng Trong thế kỷ XVII1. Thân thế và sự nghiệp của Đào Duy Từ ............................................. 312. Những sáng tác văn chương của Đào Duy Từ ................................... 412.1. Ngọa Long Cơng vãn - Sự khẳng định một tài năng ....................... 422.2.Tư Dung vãn - Bức tranh đẹp về Đàng Trong thế kỷ XVII .............. 46Chương III : Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học Đàng Trong1. Đào Duy Từ với vai trò tiên phong của văn học Đàng Trong ............ 532. Những đặc điểm mang tính chất vùng văn học Đàng Trong trong sáng tác của Đào Duy Từ ........................................................................... 573. Bức tranh văn học Đàng Trong sau bước đi khởi đầu của Đào Duy Từ71Kết luận................................................................................................ 78Thư mục tài liệu tham khảo ................................................................ 83 1 MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài. Góp phần vào dòng chảy lịch sử của văn học Việt Nam, bộ phận vănhọc miền Nam có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Gắn với các điều kiện lịchsử cụ thể, văn học miền Nam đánh dấu sự ra đời của nó khá muộn màng sovới văn học miền Bắc, nhưng sự muộn màng ấy lại hoàn toàn không phải làbiên độ giới hạn cho các giá trị của nó. Sự ra đời của văn học miền Nam đồngnghĩa với những bước định hình của một bộ phận văn học mang nhiềuphương diện mới mẻ về nội dung, hình thức...được hun đúc nên bởi sức sống,sức sáng tạo của người Việt trên vùng lãnh thổ mang nhiều những điều kiện tựnhiên và một số phận lịch sử nhiều biệt sắc. Đã có những giai đoạn, dườngnhư văn học miền Nam chưa được đánh giá ở đúng tầm giá trị của nó, sự căncứ vào những thành tựu văn học cụ thể gần như là nguyên nhân chủ yếu khiếncho vùng văn học này bị lu mờ trước một miền Bắc vốn đã quá rực rỡ và chóisáng, đến nỗi, một nhà nghiên cứu từng thốt lên ân hận rằng “tôi không hề chúý đến văn chương miền Nam và cứ đinh ninh là nó sẽ chẳng đi đến đâu cả” (1).Thực tế của một quá trình dài nhìn lại văn học miền Nam dưới nhãn quan thựcsự cầu thị của nhiều thế hệ nghiên cứu đã từng bước khẳng định lại giá trị củabộ phận văn học này. Một sự thật đã diễn ra, văn học miền Nam, kể từ khi nóđịnh hình, gần như luôn có xu hướng đi đầu cho những khám phá mới mẻ củacác thể loại văn học hiện đại sau này như báo, tạp chí, truyện ngắn, truyệndịch, truyện phóng tác... và dội tầm ảnh hưởng của nó ngược trở lại miền Bắc.Sự tiên phong bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng, mà hình như chính số phận(1) Nguyễn Văn Xuân - Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân - Nxb Đà Nẵng 2002 - Tr 539. 2lịch sử của miền Nam đã quy định cho tính tiên phong của vùng văn học nàytrên rất nhiều góc độ, vì rằng, theo hành trình của cuộc Nam tiến diễn ra trongnhiều thế kỷ, người Việt phải không ngừng đối diện với những gì mới mẻkhông chỉ của tự nhiên mà của một xã hội phải biến đổi để thích nghi và tồntại trên vùng đất mới, xã hội ấy ít nhiều thoát ly mô hình cũ kỹ của miền Bắc,thứ mô hình vốn không thể áp đặt y nguyên vào miền đất này. Tất nhiên, sựthoát ly ấy không phải hoàn toàn, nói chính xác hơn đó là qúa trình lựa chọngiữa những gì phù hợp và không phù hợp để định ra một phương thức tồn tạicho mình, những gì phù hợp thì giữ lại, những gì không phù hợp thì cải tiến vàbiến đổi nó một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn trong điều kiện cụ thể. Khôngnghi ngờ gì, trong văn học cũng đã hiện hữu diễn tiến lựa chọn ấy, và dễ hiểuvì sao văn học miền Nam lại có xu hướng phát triển khác biệt so với văn họcmiền Bắc trên khá nhiều điểm. Bởi vậy, để hình dung về sự phát triển của vănhọc Việt Nam trong tính đa dạng và muôn màu của nó, thật khó đưa ra nhữngkết luận tổng quát nếu chúng ta thiếu đi một bộ phận văn học được sản sinhtrên mảnh đất phương Nam vốn dĩ lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc. Những nỗ lực của các nhà nghiên cứu đương đại đã cho thấy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: