Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: “Người yêu dấu” (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại

Số trang: 138      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 138,000 VND Tải xuống file đầy đủ (138 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: “Người yêu dấu” (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại trình bày về huyền thoại - thuật ngữ và những vấn đề liên quan; sự hiến tế và tái sinh trong Người yêu dấu và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: “Người yêu dấu” (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________________ Đường Thị Thùy Trâm “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISONDƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________________ Đường Thị Thùy Trâm “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠIChuyên ngành: Văn học nước ngoàiMã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1 . Huyền thoại và vai trò của huyền thoại trong sáng tác văn học Ngay từ khi vũ trụ đang còn là một cõi hỗn mang, cùng với tư duy nguyênthủy còn khá hạn chế của loài người thuở khai thiên lập địa, huyền thoại xuất hiệnnhư một công cụ để con người nhận thức thế giới và nhận thức chính bản thânmình. Những luận giải về giới tự nhiên về sau được tập hợp, gìn giữ và truyền tụngnhư một hình thức lưu dấu về giai đoạn khởi thủy của nhân loại và dân tộc. Ngàynay, kho tàng các tích truyện dân gian vô cùng quí báu ấy luôn chiếm một vị tríquan trọng trong cơ tầng văn hóa của mỗi dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay mộtvùng lãnh thổ nào trên thế giới đều lưu giữ cho riêng mình một hệ huyền thoại, cókhi khu biệt, có khi giao thoa với các dân tộc khác, nhưng cho dù có sự gặp gỡ đichăng nữa thì những gì thuộc về bản sắc văn hóa vẫn luôn hiện diện trong các dịbản. Khi giải thích về nguồn gốc của vạn vật, huyền thoại chứa đựng trong mìnhđặc trưng của mỗi vùng đất sản sinh ra nó nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp củatư duy nguyên thủy và được xem là tài sản chung của nhân loại. Ngày nay, khi khoahọc kĩ thuật không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhữngtưởng một kho thần thoại vĩ đại của nhân loại đã hoàn tất nghĩa vụ xa xưa của nó,chấp nhận lui về quá vãng, nhưng không, huyền thoại vẫn chứng tỏ tầm ảnh hưởngsâu sắc lên nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Ngay từ khi xuất hiện,huyền thoại đã mang trong mình trọng trách thiêng liêng: “là mô hình đầu tiên củamọi hệ tư tưởng, là cái nôi nguyên hợp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau –văn học, nghệ thuật, tôn giáo và ở mức độ nào đó, cả triết học, thậm chí cả khoahọc” [39, tr. xiv]. Chính vì vậy, bất kì một hiện tượng nào của cuộc sống thườngnhật dù nhỏ nhặt hay lớn lao đều có thể tìm thấy trong đó sự kết nối với những cộirễ huyền thoại. Trong công trình nghiên cứu Những huyền thoại [05], RolandBarthes đã ví huyền thoại như là hệ thống kí hiệu thứ hai, một siêu ngôn ngữ. Haynói cách khác, huyền thoại bao gồm hai hệ thống kí hiệu, hệ thống này chèn lên hệthống kia. Trong đó, hệ thống thứ nhất chính là mô hình ba thành phần theo líthuyết kí hiệu học của nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure: cái biểu đạt – cáiđược biểu đạt – kí hiệu (là sự kết hợp của hai yếu tố trước). Dựa trên mô hình này,Barthes đã phát triển lên thành một hệ thống kép, trong đó yếu tố kết thúc của hệthống thứ nhất chính là yếu tố bắt đầu cho hệ thống thứ hai. Khi ấy, cái biểu đạt củahuyền thoại vừa là nghĩa vừa là hình thức và “với tư cách là tổng các kí hiệu ngônngữ, nghĩa của huyền thoại có giá trị đặc thù, nó thuộc về một câu chuyện” [05, tr.303] chứ không đơn thuần là nghĩa biểu đạt của các kí hiệu riêng rẽ. Với tư cách làmột hệ thống kí hiệu, một thứ siêu ngôn ngữ, huyền thoại hiện diện ở khắp mọi nơi.Thậm chí ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới đâu đó vẫn còn tồn tại những tộc ngườisống biệt lập với xã hội bên ngoài và lối tư duy nguyên thủy vẫn chi phối hành vi,cách ứng xử của họ một cách sâu sắc. Lịch sử loài người trải qua hàng thế kỉ tồn tại và phát triển cùng với sự đồnghành của văn học nghệ thuật. Là một hình thái ý thức của huyền thoại, văn học cũngkhông nằm ngoài trường lực tác động của “cái nôi nguyên hợp” này. Có thể nóitrong bất kì một thể loại văn học nào, từ huyền thoại (hay thần thoại – theo cách gọithường gặp), sử thi đến truyện cổ tích hay thơ ca,… đều thấp thoáng trong đó cáctích truyện huyền thoại. Điều này đã được Meletinsky – một học giả Xô Viết nổitiếng về folklore học và kí hiệu học - chứng minh và khẳng định nhiều lần trong cáccông trình nghiên cứu của ông về huyền thoại, ví dụ như: truyện cổ tích là mộtmảnh vỡ được “văng ra” từ huyền thoại, hay “truyện cổ tích thoát thai từ huyềnthoại” [39, tr. 355], hoặc “nguồn gốc chủ yếu của việc hình thành các sử thi cổ đạilà các truyện cổ tích – tráng ca (…) và đặc biệt là huyền thoại” [39, tr. 364]. Cùngvới bao thăng trầm của cuộc sống, văn học đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi vềphương pháp sáng tác, hình thành nên những trào lưu văn học khác nhau, bổ sungvà thay thế cho nhau. Nếu như thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ của nhữngsáng tác thuộc trường phái hiện thực chủ nghĩa thì thế kỉ XX lại được chứng kiến sựlên ngôi của những sáng tác theo khuynh hướng “huyền thoại hóa”. Tiểu thuyết củaJ. Joyce, Th. Mann, F. Kafka,… thơ của T. S. Eliot, W. B. Yeats,… kịch của J.Anouilh, Claudel, Cocteau,… là những ví dụ tiêu biểu. Một cách lặng lẽ, huyềnthoại ngả bóng vào địa hạt sáng tác văn chương như một lẽ tất yếu. Điều này mộtlần nữa chứng tỏ sự trường tồn của những giá trị tinh thần được trầm tích qua thờigian, được đảm bảo bởi một độ lùi lịch sử đáng kể, đủ dài để loại bỏ những gìkhông xứng đáng và chưng cất nên những gì tinh túy nhất. 1.2 . Toni Morrison – nhà văn của những thân phận nô lệ cùng khổ Hòa vào khuynh hướng huyền thoại hóa trong sáng tác văn học thế ...

Tài liệu được xem nhiều: