Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 892.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 128,000 VND Tải xuống file đầy đủ (128 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia được thực hiện nhằm khảo sát các kiểu truyện cổ tích của các dân tộc cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia; chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của thể loại này ở hai dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Thủy SO SÁNH MỘT SỐ KIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA CÁC TỘC NGƯỜI SỬDỤNG NGỮ HỆ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ INDONESIA LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Thủy SO SÁNH MỘT SỐ KIỂUTRUYỆN CỔ TÍCH CỦA CÁCTỘC NGƯỜI SỬ DỤNG NGỮ HỆ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM VÀ INDONESIAChuyên ngành: Văn Học Việt NamMã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, người viết đã nhận được sự hướngdẫn tận tình và sự động viên, giúp đỡ của TS.Hồ Quốc Hùng. Tôi xin kính gửi lời tri ân chân thànhnhất đến Thầy! Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,các Thầy Cô giáo khoa Ngữ Văn, các Thầy Cô phòng Sau đại học, Thư viện trường đã luôn tạođiều kiện cho Tôi học tập, tra cứu, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Kính gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, độngviên, giúp đỡ để Tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này! Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011 Học viên Nguyễn Thị Bích Thủy LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tínhkhách quan khoa học và nghiêm túc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích ThủyMỤC LỤC MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng là nơi lưu giữ mối quan hệ văn hóatộc người và các dân tộc có chung quá trình lịch sử văn hóa. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ĐôngNam Á trên bình diện chung rất được quan tâm nhưng ở những khía cạnh văn học dân gian chưathực sự có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức. Nhất là những ảnh hưởng qua lại giữa các quốc gianhững giai đoạn khởi nguyên. Sự đối sánh nền văn học dân gian các dân tộc giữa các quốc gia làcon đường đã và đang được thực hiện cho thấy nhiều hứa hẹn. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng địnhđây là con đường khả dĩ cho sự tiếp cận vấn đề này. Việt Nam là một nền văn hóa đa tộc người. Nhưng chủ yếu trước nay, các nhà nghiên cứuvẫn chú trọng đến văn học dân gian người Việt nhiều hơn. Riêng việc tìm hiểu mối tương đồng, dịbiệt giữa văn học dân gian các dân tộc ở Việt Nam với các nước trong khu vực còn hạn chế. Các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam tuy số lượng người không nhiều nhưng đã có những dấuấn văn hóa riêng tạo nên một bức tranh văn hóa, ngôn ngữ và văn học phong phú, đa sắc của ViệtNam. Khi so sánh với “xứ sở vạn đảo” khác ở Đông Nam Á, chúng tôi bắt gặp những điểm tươngđồng thú vị… Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến Indonesia, một quốc gia đa dân tộc nhưng hầu hếtđều sử dụng ngữ hệ Nam Đảo. Từ đó, người viết chọn đề tài “So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các tộc người sửdụng ngữ hệ Nam Đảo ở Việt Nam và Indonesia” để nghiên cứu trong luận văn này. Chúng tôi kỳvọng cho việc đặt một hướng đi mới để nhìn nhận hai nền văn hóa ở buổi sơ khai với những điểmtương đồng và khác biệt, được biểu hiện qua bộ phận văn học dân gian dưới góc độ tộc người.2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đặt ra mục đích giải quyết những vấn đề sau: - Tìm hiểu các hệ ngôn ngữ Đông Nam Á và vai trò của ngôn ngữ như là một yếu tố thamchiếu có ảnh hưởng đến văn hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng. Trong đó, định hướng vaitrò nối kết của ngữ hệ Nam Đảo đối với các tộc người ở Việt Nam và Indonesia là kim chỉ nam choquá trình tìm hiểu văn học dân gian. - Khảo sát các kiểu truyện cổ tích của các dân tộc cùng sử dụng ngữ hệ Nam Đảo ở ViệtNam và Indonesia. - Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của thể loại này ở hai dân tộc.3. Lịch sử vấn đề Đề tài hầu như chưa được nghiên cứu, hiện chúng tôi chưa có thông tin nào ngoài một sốcông trình có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được công bố như sau: - Luận văn Thạc sĩ của Phan Xuân Viện do Giáo sư Chu Xuân Diên hướng dẫn về “Truyệndân gian ...

Tài liệu được xem nhiều: