Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày phương pháp luận Mác-xít và thành tựu trong nghiên cứu phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu trước năm 1986; tiếp nhận thi pháp học và sự vận dụng trong nghiên cứuphê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu sau năm 1986; phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN HỮU TIỆPSỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐỖ ĐỨC HIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN HỮU TIỆPSỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐỖ ĐỨC HIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Thành Hà Nội – 2014 2 Lời cảm ơn Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôiđã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của nhiều cá nhân, tập thể: Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân, biết ơn chân thành nhất tới giáo viênhướng dẫn, Thầy Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Bá Thành- người đã tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Văn học, phòngĐào tạo Sau Đại học cùng các phòng, ban, khoa khác trong Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạođiều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và bạn bè -những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Mặc dù tôi đã hoàn thành Luận văn này bằng tất cả tâm huyết và nănglực của mình, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy rất mongnhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Trân trọng cảm ơn! 3 Lời cam đoan Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện, không sử dụng,sao chép nội dung của người khác. Trong quá trình thực hiện công trìnhnghiên cứu của mình, tôi thực hiện đầy đủ các qui định về trích dẫn và sửdụng tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu khoa học. Nếu trong Luận văn Thạc sĩ của mình có những dấu hiệu vi phạm vềviệc sao chép, cắt xén, xuyên tạc nội dung trích dẫn, tôi xin chịu mọi hìnhthức kỉ luật của hội đồng nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Hữu Tiệp 4 PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài: Đỗ Đức Hiểu là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn họcPháp ở Việt Nam. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa vănhọc Pháp nói riêng và văn học phương Tây nói chung vào hệ thống giảng dạycho sinh viên ở các trường Đại học. Trong 50 năm nghiên cứu và giảng dạy, Đỗ Đức Hiểu đã để lại nhiềucông trình nghiên cứu về văn học Phương Tây, văn học Pháp có giá trị. Đồngthời, Đỗ Đức Hiểu còn là một nhà nghiên cứu văn học nặng lòng với nền vănhọc Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu và phê bình văn học Việt Namcủa ông được đánh giá cao như bình giảng Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương,kịch Vũ Như Tô…Qua đây, chúng ta thấy được diện mạo phong phú, tài năngsáng tạo trên nhiều lĩnh vực của ông. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm kể từ ngày rađi cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một công trình khoa học đầy đủ và toàndiện tìm hiểu những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứuvà phê bình văn học nước nhà. Chúng tôi thiết nghĩ thật là một sự khiếmkhuyết lớn cho việc nghiên cứu văn học hiện nay. Bởi những đóng góp củanhà nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa có ý nghĩa quan trọng về nhận thức màcòn có ý nghĩa về tư duy trong nghiên cứu và phê bình văn học. Sẽ là mộtthiệt thòi lớn, thiếu sót lớn cho những thế hệ sau khi đi tìm hiểu về cuộc đờinghiên cứu-phê bình văn học của một trong những nhà khoa học hàng đầu củaViệt Nam. Vấn đề cấp thiết có tính khoa học được đặt ra là liệu chăng chúngta có cần một công trình khảo cứu toàn diện những đóng góp của Đỗ ĐứcHiểu? Chúng tôi thiết nghĩ là cần thiết trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay khichúng ta đang tiến hành tổng kết và nhìn lại những điểm đã đạt được và hạnchế trong nghiên cứu văn học một chặng đường dài sau Đổi mới. Với tinhthần khách quan, công tâm, chúng ta sẽ có một công trình khoa học có ý 5nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu văn học hiện nay ở nước ta. Đây cũng làcơ hội quí báu để chúng ta tưởng nhớ một người thầy tận tuỵ, tâm huyết, mộtnhà giáo mẫu mực, một nhà nghiên cứu nghiêm khắc với chính những côngtrình của mình. Với sự cố gắng cao nhất trong khả năng, chúng tôi đi vào tìm hiểu toànbộ những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứu và phêbình văn học. Hơn bao giờ hết, chúng tôi mong muốn và hi vọng qua côngtrình của mình sẽ đưa tới cho người đọc một cái nhìn minh triết khách quan,một công cụ cần thiết, những trang khảo cứu hữu hiệu cho nghiên cứu vănhọc. Đồng thời, đây cũng là một công trình khoa học tri ân và tưởng nhớ củachúng tôi tới nhà nghiên cứu tâm huyết, tài năng, đóng vai trò quan trọngtrong nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam. Đây chính là lí do, chúngtôi chọn đề tài Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu làlĩnh vực nghiên cứu cho mình.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong hành trình không ngừng nghỉ của một nhà nghiên cứu đã từng“thâm canh” qua rất nhiều vùng đất mới của văn chương với một tâm thế, mộtbản năng mẫn tiệp, minh triết luôn khao khát vươn tới ánh s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: