Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.42 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi thời kì đổi mới; thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ______________________________ ĐÀO THU TRANG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬTTRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO THU TRANG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬTTRONG TRUYỆN NGẮN Y BANLuận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức Hà Nội - 2012 2 MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN…………………….……………………………….………….1MỤC LỤC………………………………….…………………………………2PHẦN MỞ ĐẦU…………...…………………….……………………….….41. Lí do chọn đề tài…………………………….……………………….…….42. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………..52.1. Các bài viết về truyện ngắn Y Ban trên các báo và tạp chí…….……....52.2. Các bài viết, trao đổi về truyện ngắn của Y Ban trên các diễn đàn và báo mạng……………………………………………………………….73. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………….………………….104. Đóng góp của luận văn……………………………….…………………..125. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….………...126. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………12PHẦN NỘI DUNG………………...……………………………………….13Chương 1: Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôinữ thời kì đổi mới…..………………………………………..……………..131.1.Vài nét về văn xuôi nữ thời kì đổi mới:…………………………….……131.2.Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới…..…...20Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban……………...….252.1. Nhân vật tự nhận thức…………………………………………………..252.2. Nhân vật cô đơn…………………………………………………………312.3.Nhân vật bi kịch……………………………………………………...….382.4.Nhân vật kì ảo………………………………………………………...….45Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban…..………..50 33.1. Điểm nhìn trần thuật…………………………………………….………503.1.1. Điểm nhìn trần thuật bên trong……………………….……………….573.1.2. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài……………………………………….593.2. Người kể chuyện………………………………………………..………623.2.1. Nhân vật kể chuyện……………………………………………...……643.2.2. Người kể chuyện ở ngoài câu chuyện……………………...…………653.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu………………………………663.3.1. Tình huống truyện………………………………………….…………663.3.1.1. Tình huống tâm trạng……………………………………………….673.3.1.2. Tình huống tự nhận thức…………………………………………...683.3.1.3. Tình huống mang tính kịch…………………………………………703.3.2. Kết cấu tâm lí……………………………………………………..…..713.3. Ngôn ngữ và giọng điệu……………………………………………..….753.3.1. Ngôn ngữ………………………………………………………..…….753.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian……………………763.3.1.2. Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ……………………………………..783.3.2. Giọng điệu…………………………………………………………….793.3.2.1. Giọng trữ tình, đằm thắm…………………..……………………….803.3.2.2. Giọng chiêm nghiệm triết lí………………..……………………….833.3.2.3. Giọng hài hước, châm biếm……………..………………………….85PHẦN KẾT LUẬN…………………...…………………………………..87TÀI LIỆU THAM KHẢO………………...………………………………....89 4 PHẦN MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Văn học Việt Nam sau năm 1975 được gọi là “văn học của thời kì đổi mới”. Để tạo nên những “đổi mới” của văn học thời kì này không thể không nhắc đến những đóng góp của đông đảo các nhà văn nữ. Họ là những cây bút trẻ rất giàu nội lực sáng tạo. Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của cuộc sống. Đội ngũ nhà văn nữ khá đa dạng, mỗi người có một giọng điệu riêng. Cùng với Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan… Y Ban là nhà văn đã tạo nên những dấu ấn riêng trong dòng chảy văn học đương đại nói chung và truyện ngắn nói riêng. 1.2. Y Ban tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 01 tháng 07 năm 1961tại Ninh Bình. Chị tốt nghiệp trường Đại học Y và đã từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Nam Định. Nhưng theo Y Ban nghề văn đã chọn chị, cô giáo Ban bỏ nghề y đi viết văn và trở thành Y Ban (tức Ban trường y). Hiện nay chị là phó ban biên tập Báo Giáo dục và Thời đại. Y Ban được bạn đọc biết đến bởi nhiều tác phẩm của chị đã đạt giải cao. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990) với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Truyện một người đàn bà. Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của Nhà xuất bản Hà Nội năm 1993 với tập truyện ngắn Người đàn bà có ma lực. Giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội nhà văn 5 Việt Nam với tập truyện ngắn Miếu hoang (2000). Giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: