Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới
Số trang: 119
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.25 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới giới thiệu tới các bạn những nội dung về Nguyễn Khải – triết nhân trong địa hạt văn chương; Nguyễn Khải – cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu tính triết luận; Nguyễn Khải – những tìm tòi thể nghiệm trong kĩ thuật triết luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Hạnh Thảo TÍNH CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẢI, THỜI KÌ ĐỔI MỚIChuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAMMã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠNĐề tài này được truyền trao ý tưởng và cảm hứng ban đầu từ PGS.TS Nguyễn Thành Thi. Nhờsự hướng dẫn quý báu, chỉ bảo tận tình của thầy cùng sự đóng góp ý kiến của các Giáo sư - Tiếnsĩ phản biện đã giúp em hoàn thành luận văn này.Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Ngữ Văn đã hết lòng dạy dỗ và sự giúp đỡ của PhòngSau Đại học. Người thực hiện. DẪN NHẬP1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đến chỗ thiếu khám phá,thiếu chiều sâu tư tưởng. Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tài năng. Triết luận - thế sự về cái ngày hômnay đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thế giới của cái ngày hôm nay biến ảo đa đoan, và cõi nội tâmcủa con người cũng tràn ngập những khoảng tối sáng lẫn lộn. Đi theo hướng này, nhà văn đã khước từviệc hòa mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc để có một cái nhìn tỉnh táo trước nhữngmâu thuẫn, xung đột và giằng xé của thời đại và trong tâm tư tình cảm con người. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một công cuộc khám phá những vấn đề của cuộc sốngvà con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và trong công cuộc xây dựng, kiến tạomột xã hội mới. Nguyễn Khải đã kiên trì mở đường khám phá, giải quyết những vấn đề xã hội chính trịvà càng về sau càng hướng tới vấn đề của đời sống nhân sinh với giọng văn ngày càng nghiêng về suyngẫm, triết luận. Tác phẩm của ông luôn đạt tới một tầm tư tưởng, khái quát cao thông qua hình thứcnghệ thuật đặc sắc, biến hóa. Mục đích của đề tài là nghiên cứu các đặc điểm triết luận trong văn xuôicủa nhà văn Nguyễn Khải. Những đặc điểm này giúp nhận thức, đánh giá đúng hơn về phong cáchnghệ thuật, nhìn nhận thỏa đáng hơn về sở trường sở đoản của ngòi bút Nguyễn Khải. Thêm vào đó nócòn cho thấy quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu của sự nghiệp đến sự trưởngthành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần tìmhiểu toàn diện hơn cảm hứng triết luận được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sáng tác củanhà văn như một phong cách độc đáo riêng. Tư tưởng triết luận ấy cũng liên tục vận động, vượt quanhững lối mòn, hạn chế của chính mình rất đáng để chúng ta nghiên cứu, bàn luận. Ngoài ra việcnghiên cứu chất triết luận trong các sáng tác của ông cũng giúp ta có những định hướng trong việc dạy-học tác phẩm của ông trong nhà trường tốt hơn. Vì vậy, đề tài luận văn sẽ góp phần tìm hiểu những tưtưởng triết luận trong các tác phẩm của Nguyễn Khải để thấu hiểu chân dung con người thời hiện đại.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thạch Lam từng đánh giá về nền văn học Việt Nam là Cái mà chúng ta thiếu nhất, ấy là sự sâusắc. Đó là chiều sâu cảm hứng triết luận trong văn học. Năm 1977 với bài Nhìn lại một chặng đườngtiểu thuyết, Nguyễn Văn Long đã phát hiện ra Nguyễn Khải là người mở ra một khuynh hướng mới –đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận. Ông nêu lên các tiêu chí để nhận diện. Một là căn cứ vào nộidung có thể đặt tên cho các sáng tác của Nguyễn Khải là thể loại thời sự luận đề. Hai là để phục vụ mụcđích luận đề, nhà văn không chú trọng khắc họa tính cách nhân vật mà thường phân tích nhân vật củamình như một nhà khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu. Ba là tuy cùng đi theo một khuynh hướngnhưng ở mỗi tác phẩm nhà văn đều có sự thay đổi nhất định về cách viết. Năm 1985, trong bài Về mộtxu hướng tiểu thuyết đang phát triển, Nguyễn Đăng Mạnh cũng xem Nguyễn Khải là cây bút mở raxu hướng tiểu thuyết chính luận-triết luận “riêng Nguyễn Khải thì từ lâu đã viết theo hướng này. Bâygiờ anh vẫn tiếp tục viết như thế. Càng ngày càng như thế” [93]. Sau đó thì khái niệm triết luậnđược dùng rộng rãi trong các bài nghiên cứu, phê bình các tác phẩm của Nguyễn Khải cũng nhưkhuynh hướng phong cách của Nguyễn Khải. Đào Thủy Nguyên nhận định: Nghiêng về tư tưởng - đó là nét đặc sắc riêng của Nguyễn Khải.Nhưng mặt khác, cũng do thế nên thế giới nhân vật của Nguyễn Khải lại có phần nhẹ đi, nhạt đi về tínhcách. Chúng tôi muốn xem đó là đặc điểm đồng thời là nhược điểm. Vì sự kết hợp giữa những nhân vậttính cách, theo ý chúng tôi, đó mới là con đường đạt được độ cao và sâu của hiện thực [104]. Theo luận văn nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải của Trần ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Hạnh Thảo TÍNH CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẢI, THỜI KÌ ĐỔI MỚIChuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAMMã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠNĐề tài này được truyền trao ý tưởng và cảm hứng ban đầu từ PGS.TS Nguyễn Thành Thi. Nhờsự hướng dẫn quý báu, chỉ bảo tận tình của thầy cùng sự đóng góp ý kiến của các Giáo sư - Tiếnsĩ phản biện đã giúp em hoàn thành luận văn này.Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Ngữ Văn đã hết lòng dạy dỗ và sự giúp đỡ của PhòngSau Đại học. Người thực hiện. DẪN NHẬP1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đến chỗ thiếu khám phá,thiếu chiều sâu tư tưởng. Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tài năng. Triết luận - thế sự về cái ngày hômnay đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thế giới của cái ngày hôm nay biến ảo đa đoan, và cõi nội tâmcủa con người cũng tràn ngập những khoảng tối sáng lẫn lộn. Đi theo hướng này, nhà văn đã khước từviệc hòa mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc để có một cái nhìn tỉnh táo trước nhữngmâu thuẫn, xung đột và giằng xé của thời đại và trong tâm tư tình cảm con người. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một công cuộc khám phá những vấn đề của cuộc sốngvà con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và trong công cuộc xây dựng, kiến tạomột xã hội mới. Nguyễn Khải đã kiên trì mở đường khám phá, giải quyết những vấn đề xã hội chính trịvà càng về sau càng hướng tới vấn đề của đời sống nhân sinh với giọng văn ngày càng nghiêng về suyngẫm, triết luận. Tác phẩm của ông luôn đạt tới một tầm tư tưởng, khái quát cao thông qua hình thứcnghệ thuật đặc sắc, biến hóa. Mục đích của đề tài là nghiên cứu các đặc điểm triết luận trong văn xuôicủa nhà văn Nguyễn Khải. Những đặc điểm này giúp nhận thức, đánh giá đúng hơn về phong cáchnghệ thuật, nhìn nhận thỏa đáng hơn về sở trường sở đoản của ngòi bút Nguyễn Khải. Thêm vào đó nócòn cho thấy quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu của sự nghiệp đến sự trưởngthành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần tìmhiểu toàn diện hơn cảm hứng triết luận được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sáng tác củanhà văn như một phong cách độc đáo riêng. Tư tưởng triết luận ấy cũng liên tục vận động, vượt quanhững lối mòn, hạn chế của chính mình rất đáng để chúng ta nghiên cứu, bàn luận. Ngoài ra việcnghiên cứu chất triết luận trong các sáng tác của ông cũng giúp ta có những định hướng trong việc dạy-học tác phẩm của ông trong nhà trường tốt hơn. Vì vậy, đề tài luận văn sẽ góp phần tìm hiểu những tưtưởng triết luận trong các tác phẩm của Nguyễn Khải để thấu hiểu chân dung con người thời hiện đại.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thạch Lam từng đánh giá về nền văn học Việt Nam là Cái mà chúng ta thiếu nhất, ấy là sự sâusắc. Đó là chiều sâu cảm hứng triết luận trong văn học. Năm 1977 với bài Nhìn lại một chặng đườngtiểu thuyết, Nguyễn Văn Long đã phát hiện ra Nguyễn Khải là người mở ra một khuynh hướng mới –đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận. Ông nêu lên các tiêu chí để nhận diện. Một là căn cứ vào nộidung có thể đặt tên cho các sáng tác của Nguyễn Khải là thể loại thời sự luận đề. Hai là để phục vụ mụcđích luận đề, nhà văn không chú trọng khắc họa tính cách nhân vật mà thường phân tích nhân vật củamình như một nhà khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu. Ba là tuy cùng đi theo một khuynh hướngnhưng ở mỗi tác phẩm nhà văn đều có sự thay đổi nhất định về cách viết. Năm 1985, trong bài Về mộtxu hướng tiểu thuyết đang phát triển, Nguyễn Đăng Mạnh cũng xem Nguyễn Khải là cây bút mở raxu hướng tiểu thuyết chính luận-triết luận “riêng Nguyễn Khải thì từ lâu đã viết theo hướng này. Bâygiờ anh vẫn tiếp tục viết như thế. Càng ngày càng như thế” [93]. Sau đó thì khái niệm triết luậnđược dùng rộng rãi trong các bài nghiên cứu, phê bình các tác phẩm của Nguyễn Khải cũng nhưkhuynh hướng phong cách của Nguyễn Khải. Đào Thủy Nguyên nhận định: Nghiêng về tư tưởng - đó là nét đặc sắc riêng của Nguyễn Khải.Nhưng mặt khác, cũng do thế nên thế giới nhân vật của Nguyễn Khải lại có phần nhẹ đi, nhạt đi về tínhcách. Chúng tôi muốn xem đó là đặc điểm đồng thời là nhược điểm. Vì sự kết hợp giữa những nhân vậttính cách, theo ý chúng tôi, đó mới là con đường đạt được độ cao và sâu của hiện thực [104]. Theo luận văn nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải của Trần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam Văn xuôi Nguyễn Khải Tính chất triết luận văn xuôi Nguyễn Khải Văn xuôi thời kì đổi mới Nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Khải Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 376 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 231 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 125 0 0