Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez

Số trang: 170      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez nêu lên yếu tố kỳ ảo – những vấn đề khái quát; yếu tố kỳ ảo và hệ thống hình tượng trong truyện ngắn G. G. Marquez; yếu tố kỳ ảo và cấu trúc trong truyện ngắn G. G. Marquez và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thành Trung YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZChuyên ngành : Văn học nước ngoàiMã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn: Thầy hướng dẫn, Tiến sĩ Đào Ngọc Chương Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, các thầy cô khoa Ngữ Văn Phòng Sau Đại học và Công nghệ trường Đại học Sư Phạm TP.HCM Gia đình và bạn bèđã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. TPHCM, ngày 09 tháng 09 năm 2010 Người viết luận văn Nguyễn Thành Trung Lớp Cao học Văn học Nước ngoài khóa 18 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các côngtrình khác. Người viết luận văn Nguyễn Thành Trung Lớp Cao học Văn học Nước ngoài khoá 18. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Mỹ Latin là nền văn học của các quốc gia, vùng lãnh thổ Trung, Nam châu Mỹ vàCaribbe chủ yếu viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và ngôn ngữ bản địa, gồm ba giai đoạn: cổđại, cận đại và hiện đại. Nền văn học cổ đại bản địa hình thành từ hàng ngàn năm trước, đây chủ yếu lànhững sáng tác dân gian truyền miệng. Nền văn học này bị vùi lấp bởi cuộc xâm lược phương Tây;một thể chế chính trị cũng như văn chương ban đầu thuần túy châu Âu ra đời. Về sau nền văn chươngấy giao thoa với khuynh hướng dân tộc bản địa làm nên đặc trưng của nền văn học cận đại. Văn họchiện đại bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ XX và đạt được sự bùng nổ mang tầm vóc thế giới bằng 05giải Nobel cho các tác giả Gabriela Mistral (1945), Miguel Angel Asturias (1967), Gabriel GarciaMarquez (1982), Pablo Neruda (1971) và Octavio Paz (1990). Giai đoạn này, văn học Mỹ Latin nổitiếng với Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism)- một trào lưu có nhiều đóng góp cho văn họcthế giới.Văn học hiện đại Mỹ Latin chứng kiến những thành tựu to lớn, trong đó có sự phát triển vượt bậc củathể loại truyện ngắn, đặc biệt là mảng truyện ngắn kỳ ảo. Dòng truyện ngắn này kết hợp với truyệnngắn tâm lý tạo nên trào lưu biểu hiện trong văn học Mỹ Latin hiện đại. Các tác giả dường như lý giảilịch sử và thế giới bằng những yếu tố phi thực. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ra đời như một phản ứng,một khám phá là vì thế. Truyện ngắn hiện thực huyền ảo được khơi nguồn từ Borges và phát triển vớitên tuổi của Gabriel Garcia Marquez.Bản thân Marquez rất coi trọng truyện ngắn. Ông từng phát biểu [50,354]: Tôi nghĩ rằng truyện ngắn và tiểu thuyết không chỉ là hai thể loại văn học khác nhau mà còn là hai tổ chức có bản chất khác nhau nếu hiểu lẫn lộn sẽ đưa đến hậu quả tai hại. Ngày nay, tôi vẫn tiếp tục tin như vậy và lại càng tin chắc hơn bao giờ hết rằng truyện ngắn có vị thế hơn hẳn tiểu thuyết.Vì lẽ đó, tìm hiểu mảng truyện ngắn của ông cũng quan trọng không kém gì, nếu không nói là hơn, tiểuthuyết. Đồng thời trong mảng truyện ngắn của ông, chúng tôi đặc biệt lưu ý mảng truyện ngắn kỳ ảo vìba lẽ sau:Thứ nhất, mảng truyện ngắn kỳ ảo chiếm đa số trong tổng thể truyện ngắn của Marquez. Theo khảo sátcủa chúng tôi ở bảng 03, nhóm này có số lượng 23/41 chiếm 56%.Thứ hai, trong các hợp tuyển, truyện ngắn kỳ ảo của Marquez cũng chiếm đa số so với truyện ngắnnghiêm ngặt (Bảng 3) 15 truyện ngắn kỳ ảo /19 hợp tuyển chiếm 79%.Thứ ba, do sở thích của bản thân người viết. Truyện ngắn kỳ ảo của Marquez đặc biệt thu hút chúng tôivào những thế giới nghệ thuật kỳ ảo như cổ tích nhưng lại hiện đại một cách rõ ràng và đầy ý nghĩa. Thứ đến, đề tài này còn gắn với thực tế văn học Việt Nam đương đại. Có thể nhận thấy từ saunăm 1986, yếu tố kỳ ảo bằng một con đường khác đã bắt đầu quay trở lại một cách đáng chú ý trongnền văn học Việt Nam với một sức sống tươi mới, ham mê cái lạ và cả dũng khí lật lại các vấn đềnhững tưởng đã ổn thỏa. Từ những Đêm bướm ma, Truyện không nên đọc lúc giao thừa… còn trích lạinhiều tác phẩm thời trung đại, người đọc trong nước dần tiếp xúc với các tập truyện kỳ ảo đương đạinhư Hồn hoa trở lại, Hồn hoa đêm tháp cổ, Truyện kỳ ảo thế giới (NXB Văn hóa, HN, 1999), Truyệnngắn kinh dị (NXB Văn hóa, Hà Nội, 1997), Tru ...

Tài liệu được xem nhiều: