Danh mục

Luận văn thạc sỹ: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,020.99 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống chính trị, văn hóa, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời cho đến nay, nó đã tác động, chi phối đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Có lúc, có nơi tôn giáo đã đóng vai trò chính trong một nước, một khu vực nhất định. Ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sỹ: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum LUẬN VĂN:Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với đồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống chính trị,văn hóa, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời cho đến nay, nó đãtác động, chi phối đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Có lúc, có nơi tôn giáo đãđóng vai trò chính trong một nước, một khu vực nhất định. Ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xuhướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có tình hình ngược lại ở một số nơitrên thế giới tôn giáo có xu hướng phục hồi và phát triển mạnh hơn, trong đó có ViệtNam. Các cuộc xung đột sắc tộc, âm mưu lật đổ, các nhóm khủng bố quốc tế... trongđời sống hiện tại ít nhiều đều có liên quan đến tôn giáo. Vấn đề dân tộc và tôn giáo ngàynay ở nhiều nơi là ngòi nổ của các mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã gâynên những xáo trộn lớn cho các quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia ở thế giới thế ba. Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc Tây Nguyên, là địa bàn chiếnlược của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống và nhiều tôn giáo đang tồntại. Trong những năm trở lại gây, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh trở nên sôiđộng hơn bao giờ hết. Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành ở một số vùngđồng bào dân tộc thiểu số, sự phục hồi của đạo Công giáo với sự trở lại của các tín đồtrước đây đã khô đạo đang thu hút thêm nhiều tín đồ mới. Ngay cả những vùng trước đâylà căn cứ cách mạng, đồng bào một lòng một dạ theo Đảng, theo kháng chiến đến ngàythắng lợi cuối cùng, thì nay tôn giáo cũng đã xâm nhập, cắm rễ vào. Riêng đạo Công giáo đã có mặt ở Kon Tum trên 150 năm nay. Chừng ấy thờigian tồn tại, chung sống với các dân tộc ở đây, đạo Công giáo hẳn nhiên đã in dấu ấn vàođời sống của họ không ít. ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với các dân tộc được nhìnnhận như một tác động kép vừa tích cực vừa tiêu cực. Khai thác, phát huy những mặt tíchcực và hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta,như tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu: phát huy nhữnggiá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thốngvăn hóa dân tộc và đời sống xã hội, thực hiện tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hòahợp các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Bana có dân số đông và số lượng tín đồ theo đạo Công giáo tính theo tỷlệ là nhiều nhất ở Kon Tum. Khi đạo Công giáo xâm nhập vào Kon Tum cũng là vào dântộc này trước tiên. Với các lý do trên, tác giả chọn vấn đề Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối vớiđồng bào dân tộc Bana tỉnh Kon Tum làm đề tài luận văn, hy vọng góp phần nhỏ bévào việc hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Công giáo đối với đồngbào Bana tỉnh Kon Tum hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Nói về ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội đã có nhiều công trìnhkhoa học, nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau.Nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống và cụ thể về ảnh hưởng của đạoCông giáo đối với một dân tộc như là dân tộc Bana ở Tây Nguyên. Công trình ảnhhưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do PGS.Nguyễn Tài Thư chủ biên, có một phần nói về: Cơ sở tồn tại và ảnh hưởng của ThiênChúa giáo ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng được giới khoahọc quan tâm từ lâu. Những tư liệu trong các sách sử biên niên của những thế kỷ XVI,XVII, XVIII được Lê Quý Đôn tổng kết lại trong cuốn sách nổi tiếng Phủ Biên TạpLục. Các tác giả phương Tây nói đến Tây Nguyên và Kon Tum bắt đầu từ thế kỷ XVIIcủa các Thừa sai và các quan lại cai trị. Những tác phẩm đó nhằm tìm hiểu khái quát tìnhhình các dân tộc bản địa, đặc biệt chú ý đến các mặt phong tục tập quán, tôn giáo và phảnánh đời sống cư dân đương thời. Từ năm 1975, các tác phẩm đề cập đến Tây Nguyên và Kon Tum mới có hệthống, khối lượng các tác phẩm tăng nhanh được đăng tải trên các tạp chí và in ấn, trongđó có hai tác phẩm có tính khái quát và đi sâu vào từng dân tộc là Các dân tộc tỉnh GiaLai - Kon Tum của Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và cuốn Các dân tộc ít người ở ViệtNam - các tỉnh phía Nam của Viện Dân tộc học. Ngoài ra, còn một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, các luận văn cử nhân,thạc sĩ viết về tôn giáo cũng chỉ mới nêu lên tình hình tôn giáo nói chung và tập trung ởchính sách tôn giáo, quản lý tôn giáo của chính quyền. Đề tài này là một trong nhữnghướng đi vào nghiên cứu một tôn giáo cụ thể với một dân tộc cụ thể, ở một địa bàn cónhiều vấn đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: