Danh mục

LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 131      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế đã trở thành vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, cho nên trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chủ trương phải thực hiện tích cực các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàongành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển kinh tế đã trởthành vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, cho nên trong những năm thựchiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chủ trương phải thực hiệntích cực các hoạt động thu hút FDI để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010, Đại hội lần thứ IXcủa Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóatheo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp”. Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa với trình độ phát triển côngnghiệp còn rất thấp, vốn đầu tư còn khó khăn, các nguồn lực khác còn hạn chế, nên đẩymạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một biện pháp rất quan trọng và cấp báchnhằm phát triển công nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Đặc biệt đối với ngành công nghiệp ô tô, một ngành mà việc sản xuất đòi hỏi không chỉlà vốn đầu tư lớn mà còn là những công nghệ rất hiện đại thì việc thu hút FDI lại càng trởnên quan trọng. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu được hình thành từ năm 1991 với sựxuất hiện của hai công ty ô tô có vốn FDI là công ty ô tô Mekong và công ty liên doanhsản xuất ô tô Hoà Bình -VMC. Sau hơn 18 năm hình thành và phát triển, đến nay ViệtNam đã có 16 doanh nghiệp FDI và 47 doanh nghiệp trong nước, hàng năm sản xuất, lắpráp và tiêu thụ khoảng 60.000 đến 70.000 xe với hàng chục chủng loại khác nhau. Trong những năm qua, các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô nước đã đónggóp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam như nộp thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làmổn định cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất ô tô và lao động trong các ngành phụtrợ có liên quan đến sản xuất ô tô. Nhưng nhìn tổng quan, ngành công nghiệp ô tô ViệtNam chủ yếu vẫn là lắp ráp, tỉ lệ nội địa hoá còn thấp, thiếu nhà cung cấp linh kiện nộiđịa, chuyển giao công nghệ cũng mới chỉ dừng ở lắp ráp….. Do đó, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng của đất nước. Với ý nghĩa đó, tác giả xin lựa chọn chuyên đề “Thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tàinghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần đẩy mạnh việc thu hútnguồn vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam một cách hợp lý và cóhiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu về đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Việt Nam trên nhiều mức độ khác nhau như: nghiên cứu đầu tư trựctiếp nước ngoài vào nền kinh tế và nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vựccông nghiệp. Cụ thể như sau: PTS. Nguyễn Khắc Thân và PGS.PTS. Chu Văn Cấp (1996), Những giải phápchính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam,Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. PTS. Vũ Trường Sơn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tếở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội. Luận án tiến sỹ kinh tế Nguyễn Huy Thám (1998), Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam. TS. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệphoá ở Malaysia kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. TS. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Trần Văn Lưu (2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngànhcông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Nhưng đối với việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệpô tô vẫn còn hạn chế. Hiện nay, mới có một số tác giả nghiên cứu trên các khía cạnh sau: Bộ Công Thương (2008), Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Bộ Công Thương (2002), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô ViệtNam đến 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Bộ Công Thương (2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô ViệtNam đến 2010, tầm nhìn tới năm 2020. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình đầu tư trựctiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ năm 1991 đến 2007. Hội kỹ sư ô tô Việt Nam - Trung tâm phát triển công nghệ ô tô (2007), Điều tra,khảo sát khả năng sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ở Việt Nam. Đề xuất biện phápkhuyến khích, Đề tài khoa học cấp bộ. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đây có nhiều cách tiếp cận khác nhauvề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Song từ trước đến nay chưa có công trìnhhoặc đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàongành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá công nghiệp ô tô được coi làxương sống của ngành công nghiệp. Bởi vì, công nghiệp ô tô hàm chứa rất nhiều nhữngcông nghệ cơ bản như: chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử…Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và côngnghiệp ôtô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp như điện tử, luyện kim, hoáchất, nhựa…. cùng phát triển theo. Đối với Việt Nam có lợi thế là nguồn tài nguyên th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: