Danh mục

Luận văn: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước

Số trang: 176      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 176,000 VND Tải xuống file đầy đủ (176 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã triển khai hàng loạt biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, gay gắt, song DNNN đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phântích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã triển khai hàng loạt biện pháp tích cực nhằm đổimới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong bối cảnh thế giới cónhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, gay gắt, song DNNN đãvượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vàothành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đưa nước ta ra khỏi khủnghoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa. DNNN đã chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếucủa nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổnđịnh và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nước, là lực lượng quan trọng thựchiện chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo nhiều sản phẩm, dịch vụcông ích, thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. DNNN đã ngày càng thích ứng với cơchế mới, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, trình độ công nghệvà quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên, đời sốngcủa người lao động từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, DNNN cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, vướng mắc, còn nhiều bất hợplý như trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong sản xuất kinh doanh (SXKD), kết quả đạt được chưa tương xứng với cácnguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp,nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Hiện nay, DNNN đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, pháttriển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Để kinh tế nhà nước nói chung,DNNN nói riêng thực sự giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa, ổn định phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, cần phải tìm ra nhữngnguyên nhân chủ yếu để có giải pháp cụ thể, thiết thực khắc phục những mặt hạn chế, nângcao hiệu quả SXKD. Những hạn chế, yếu kém của DNNN có nguyên nhân khách quan, nh ưng phầnnhiều là do những nguyên nhân chủ quan, trong đó chủ yếu là việc quản lý và hạch toánkinh tế ở DNNN chưa tốt, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn còn nhiều lãng phí, bất cập.Thực tế cho thấy các DNNN còn nhiều lúng túng trong nhận thức về cơ chế thị trường,trong việc sử dụng các công cụ quản lý vi mô để điều hành và quản lý hoạt động SXKD.Kế toán quản trị (KTQT) và phân tích kinh doanh (PTKD) là công cụ quản lý vi mô khôngthể thiếu cho quản trị một doanh nghiệp (DN) trong cơ chế thị trường, chưa được các nhàquản trị quan tâm sử dụng, thậm chí còn bỡ ngỡ cả trong nhận thức về vai trò, chức năng vàcách thức tổ chức thực hiện chúng trong DN. Đề tài Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệpnhà nước được chọn nghiên cứu với mong muốn góp phần bổ sung thêm những vấn đềlý luận về KTQT và PTKD, tăng cường tính ứng dụng của KTQT và PTKD đối với cácDN nói chung, DNNN nói riêng; góp phần phát triển công tác KTQT và PTKD ở ViệtNam cũng như nâng cao trình độ quản lý, sức cạnh tranh trong các DNNN. 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn KTQT và PTKD là công cụ phục vụ cho các nhà quản trị ra các quyết định kinhdoanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp,kịp thời, nhà quản trị DN cần dựa vào các thông tin hiện tại có liên q uan đến tương lai vàphân tích các tình huống, các phương án kinh doanh để lựa chọn phương án hay quyết địnhhợp lý nhất... Với vai trò ngày càng quan trọng trong quản lý kinh tế, KTQT và PTKD đã vàđang là vấn đề được giới chuyên môn quan tâm. Trên thế giới đã có rất nhiều tác giảnghiên cứu và viết sách, tạp chí về vấn đề này. ở Việt Nam cũng đã được nhiều nhà nghiêncứu và cán bộ quản lý ở các DN quan tâm, đặc biệt trong gần 10 năm trở lại đây. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong các trường đào tạo chuyênngành đang còn nhiều quan điểm khác nhau về lý luận và tính ứng dụng của nó đối với cácDN. Thực tế, các DN nói chung, các DNNN nói riêng ch ưa thực sự quan tâm đúng mứcđến KTQT và PTKD nên dẫn đến thiếu thông tin phù hợp cho các nhà quản trị hoạch địnhchính sách và đưa ra các quyết định quản lý tối ưu. Nếu nhận thức đúng vai trò, chức năng,mục đích của KTQT và PTKD trong quản lý vi mô, tổ chức KTQT và PTKD một cáchkhoa học, hợp lý, chắc chắn góp phần nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hànhSXKD và hiệu quả kinh tế của các DN. Xuất phát từ những vấn đề đã nêu trên đây, việc nghiên cứu đề tài tổ chức KTQTvà PTKD trong DNNN vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn và là vấn đề thờisự cấp thiết hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức KTQT vàPTKD trong DN, góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về tổ chức KTQT vàPTKD. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng về tổ chức KTQT và PTKD trong DNNN. - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong DNNN. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Với mục đích đã xác định, luận án chỉ tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và phântích những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức KTQT và PTKD trong DNNN, tập trungchủ yếu vào các DN sản xuất. Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chung: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng hợp, phân tích,khảo sát... - Phương pháp thực hiện: Nghiên cứu các tư liệu trong và ngoà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: