Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 571.80 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với cả nhân loại chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin, của sự phát triển như vũ bão của các công nghệ cao: sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng… Nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển mình sâu sắc và mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chứng từ, kinh tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt NamCùng với cả nhân loại chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của sự bùng nổthông tin, của sự phát triển như vũ bão của các công nghệ cao: sinh học, công nghệ vậtliệu mới, công nghệ năng lượng… Nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển mình sâusắc và mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là mộtsự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tếchứng từ, kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển từvăn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Namtiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoáViệt Nam có lợi thế về nguồn người lực, chính vì thế đào tạo phát triển nguồn nhân lực làhết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ rằng: “Giáo dục là quốc sách hàngđầu”. Nói giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục - đào tạo phảiđược ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia bởi giáo dục - đào tạocó vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, đấtnước mới có sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ trítuệ ngang tầm thời đại cả về nguồn chất xám cũng như năng lực khai thác để luôn đổimới sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ, nâng cấpcác hoạt động văn hoá tinh thần… chỉ có nền giáo dục phát triển mới đáp ứng được nhucầu đó. Quán triệt quan điểm coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chúng ta cần phảiquan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển giáo dục - đào tạo. Mặt khác giáo dục - đào tạophát triển theo đúng hướng xã hội hoá, phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường thìđáp ứng cho phát triển giáo dục - đào tạo không còn là việc riêng của những mà là củatoàn xã hội. Chính vì vậy để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục - đào tạo và đầu tư pháttriển giáo dục - đào tạo em xin chọn đề tài: “Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở ViệtNam”. Đề tài của em gồm 3 phần:Chương 1: Những vấn đề lý luậnChương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt NamChương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư và phát triển giáodục - đào tạo ở Việt Nam. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung Bước vào thế kỷ 21 Việt Nam phát triển nền kinh tế thị tr ường nhiều thành phầnđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tếthì đầu tư phát triển nguồn lực là hết sức quan trọng trong đó một nguồn lực không thểthiếu trong quá trình đầu tư là con người. Do đó, đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo càngđược coi là đầu tư phát triển.1. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển.1.1. Khả năng về đầu tư và đầu tư phát triển. Đầu ta là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đónhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồnlực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làmtăng các tài sản vật chất,nguồn lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tàisản và nguồn nhân lực sẵn có.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển.1.2.1 - Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước1.2.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu:Về mặt cầu: đầu tư là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinhtế. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư làm cho đầu tư tăng (đường Ddịch chuyển sang D’) kéo sản lượng cầu tăng theo tư Qo – Q1 và giá của các nguyên liệuđầu vào của đầu tư tăng từ Po-P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ Eo-E1. Về mặt cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạtđộng thì tổng cung đặc biệt là tổng dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang S’) Kéotheo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1-Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm tư P1-P2. Sảnlượng tăng, gía cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kíchthích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, pháttriển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thànhviên trong xã hội.1.2.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự thay đổi của nền kinh:Từ sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối vớitổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều tạocùng một lúc yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tếcủa mọi quốc gia.1.2.1.3. Đầu tư nhằm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước:Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, đầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: