Danh mục

Luận văn tốt nghiệp 'Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam'

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.82 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và quốc tế đánh giá cao. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Nghiên cứu để tiến tới áp dụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp “Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPPhương hướng hoàn thiện pháp luật đầutư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lýchung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổimới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quantrọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đấtnước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và quốc tế đánh giá cao. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Nghiên cứu để tiến tới ápdụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả đầutư nước ngoài và đầu tư trong nước là một trong những quy luật khách quan củaxu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lời của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì“..Cái chính là mặt bằng pháp luật, mặt bằng cơ chế chính sách”. Nếu không cómột “hành lang pháp lý” vững chắc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhà đầu tưnước ngoài và đầu tư trong nước trong mọi quá trình của hoạt động đầu tư từkhẩu tìm hiểu đầu tư đến khâu thành lập, triển khai, mở rộng hoặc thu hẹp vàchấm dứt dự án đầu tư thì sẽ không theo kịp với tiến trình hội nhập. Có thể nói,sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nướchiện nay được coi là một trong những hạn chế ảnh hưởng tới tính hấp dẫn, tínhcạnh tranh của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong những năm qua, chúng ta có nhiều cố gắng trong việc đưa các quyđịnh của pháp luật đầu tư nước ngoài và các quy định về đầu tư trong nước xíchlại gần nhau. Một khi còn tồn tại hai hệ thống quy phạm pháp luật riêng điềuchỉnh đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, thì không thể có khái niệm “sânchơi” bình đẳng cho hoạt động đầu tư trong nước, bất kể đó là đầu tư nước ngoàihay đầu tư trong nước. Tất nhiên, do hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưađủ mạnh, nên nếu phải vào cùng một “sân chơi”, trong cùng một “mặt bằng” vớicác nhà đầu tư nước ngoài, có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm, có công nghệ,máy móc thiết bị hiện đại hơn hẳn chúng ta, thì các doanh nghiệp Việt Namkhông thể cạnh tranh nổi. Chính vì vậy, trước mắt vẫn cần phải có hành lang 1pháp lý riêng cho từng loại đối tượng. Nhưng do xu thế toàn cầu hoá nền kinh tếđang trở thành vấn đề bức xúc và do yêu cầu của việc hội nhập, các quốc giađang dần xoá bỏ sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. ViệtNam muốn hoà vào xu thế chung đó thì không có cách nào khác là phải từngbước tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nướcngoài. Chúng ta phải tính toán để đưa ra những bước đi thích hợp với trình độ,hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Phươnghướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lýchung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” hiện naymang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn đòi hỏi thực tiễn nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 2 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠIVIỆT NAM Trong đời sống xã hội, pháp luật luôn là một phương tiện quan trọngkhông thể thay thế để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức, quản lý đời sống xãhội, bảo đảm cho xã hội ổn định, phát triển, phù hợp với những mục đích màNhà nước và xã hội đặt ra. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa X đã ban hành Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong đó quy định: Nhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân; Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhànước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàinói riêng, là chức năng cơ bản của Nhà nước ta trong điều kiện cụ thể hiện nay.Để thực hiện chức năng này, chúng ta phải nhận thức đúng đắn các quy luật kinh tế– xã hội khách quan, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và cácđiều kiện quốc tế, xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sửdụng đồng bộ và hợp lý các công cụ kế hoạch, chính sách và các đòn bẩy kinh tế.Trong hệ thống các công cụ và biện pháp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, được thể hiện ở một số nội dungsau đây: Thứ nhất, để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: