Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 107      Loại file: doc      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tốt nghiệp "Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục" có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Nội dung luận văn trình bày về cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là sự  nghiệp quan trọng của đất nước và được coi là nền  tảng của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Điều 2 Luật Giáo dục 2005 (sửa  đổi năm 2009) đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam   phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ  và nghề   nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình   thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp   ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.  Đất nước chúng ta đang bước vào hội nhập, việc  đào tạo nguồn   nhân lực đáp  ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ  quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Đề  án “Đổi mới căn bản, toàn  diện Giáo dục và Đào tạo”  của Bộ  Giáo dục và Đào tạo  đã khẳng định:  Đội ngũ nhà giáo và cán bộ  quản lý giáo dục có vai trò quyết định chất  lượng giáo dục, trong đó  đội ngũ các thầy cô giáo  ở  các nhà trường nói  chung và trong trường  tiểu học nói riêng  quyết định  trực tiếp đến chất  lượng giáo dục. Trong những năm qua, đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, yêu   cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập, ngành giáo dục và đào tạo đã có  những bước phát triển, song về quy mô và chất lượng, hiệu quả giáo dục ­  đào tạo còn bộc lộ  những hạn chế, chưa đáp  ứng kịp thời những đòi hỏi  lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội. Về  đội ngũ giáo viên thì: “còn nhiều bất cập về  chất lượng, số  lượng và cơ  cấu; thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới  giáo dục” [4, tr. 45]. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ quan trọng cho  ngành GD&ĐT là khắc phục những yếu kém trên. Như  vậy toàn Đảng,  toàn dân phải quan tâm đến ngành giáo dục. Trước tiên phải chăm lo đào  1 tạo và bồi  dưỡng   đội  ngũ  giáo viên, lực  lượng  quyết  định chất lượng   GD&ĐT. Trường học là một tổ  chức sư  phạm được hình thành để  thực hiện  mục đích nhất định.Trường học là tổ  chức cơ  sở  của hệ  thống giáo dục,  nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ  chung là dạy học và giáo  dục những nhân cách theo mục tiêu đề  ra. Trong nhà trường, thầy cô giáo  sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Lao   động sư  phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến   thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư  phạm giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về  nhân cách. Chất  lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định.  Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy ­ giáo dục đòi hỏi người   cán bộ  lãnh đạo quản lý trong mỗi nhà trường phải thường xuyên chú ý  đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ  lý luận và chuyên môn nghiệp vụ,  đạo đức lối sống của giáo viên. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có  tầm quan trọng đặc biệt, nó là mắt xích quan trọng nhất trong hệ  thống   công tác quản lý. Nếu công tác này được cải tiến và đẩy mạnh thì nhất  định chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường sẽ được nâng cao. Trong những năm qua,  Trường Tiểu học Chu Văn An  đã chú trọng  công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, nhưng nhìn chung chất   lượng vẫn chưa đáp  ứng được yêu cầu phát triển GD &ĐT ngày càng cao  theo  xu thế   hiện  đại.  Một bộ   phận  giáo viên  còn  yếu về  chuyên  môn   nghiệp vụ, chưa có trách nhiệm cao, chưa thực sự  tâm huyết với nghề,   chưa  chú trọng  đổi mới phương pháp  dạy học  phù hợp với yêu cầu đổi  mới giáo dục tiểu học hiện nay. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên  đủ  về  số  lượng, đáp  ứng yêu cầu về  chất lượng  ở  Trường Tiểu học Chu  Văn An là việc làm rất cần thiết. Trăn trở với suy nghĩ đó, tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề  tài  2 “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học   Chu Văn An, Quận Bình Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi   mới giáo dục”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số  biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường  Tiểu học Chu Văn An, Quận Bình Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng  yêu cầu đổi mới giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên Tiểu học  3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên  Trường Tiểu học Chu Văn An, Quận Bình Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh   đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn  cho  đội ngũ giáo viên Trường  Tiểu học Chu Văn An, Quận Bình Thạch, Thành phố  Hồ  Chí Minh đã đạt  được những thành công nhất định, song còn nhiều hạn chế. Nếu đề  xuất  và áp dụng những  biện  pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn  trong đề  tài này thì sẽ  nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo  viên Tiểu học Nam Hải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn   cho giáo viên tiểu học. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động  bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An . 5.3. Đề  xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn  3 cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, Quận Bình Thạch, Thành phố  Hồ Chí Minh. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian và không gian: Khảo sát thực trạng hoạt động  quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường Tiểu học Chu Văn  An, Quận Bình Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến nay. 7. Phương pháp nghiên cứu  7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: