Danh mục

Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát qua kính thiên văn Takahashi

Số trang: 142      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.90 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 142,000 VND Tải xuống file đầy đủ (142 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát qua kính thiên văn Takahashi bao gồm những nội dung về các sao; mặt trời; quan sát mặt trời;... Luận văn hữu ích với các bạn chuyên ngành Vật lý và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát qua kính thiên văn Takahashi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA VẬT LÝ @& ? LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2005 – 2010 ĐỀ TÀI: MẶT TRỜI: TÌM HIỂU VÀ QUAN SÁT QUA KÍNH THIÊN VĂN TAKAHASHI GVHD: Thầy CAO ANH TUẤN SVTH: LÊ THỊ THU HUỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2010 Lôøi caûm ôn “Không thầy đố mày làm nên” Đó là một đạo lý làm người rất hay của con người Việt Nam, nó sẽ tồn tại và sống mãi với thời gian. Nó luôn nhắc nhở em rằng, tương lai ngày hôm nay em có được là do Thầy Cô đã ban tặng cho em, bên cạnh sự hy sinh, đùm bọc, dưỡng dục to lớn của Cha và Mẹ. Thầy, Cô là những người đã dạy dỗ, bồi dưỡng nhân cách làm người và truyền thụ kiến thức để em vững bước vào tương lai và cũng là nguồn động lực để em có thể tiếp tục con đường sự nghiệp trồng người của mình trong tương lai. Luận văn tốt nghiệp là một trong những hình thức nghiên cứu khoa học phổ biến nhất hiện nay đối với sinh viên trong các trường đại học để tổng kết và đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mỗi sinh viên. Được Ban Chủ Nhiệm Khoa Vật Lý tạo điều kiện tiếp cận với các phương pháp này thật sự là một cơ hội lớn và quý báo đối với em. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Vật Lý Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho em học tập. Một lần nữa cho em được nói lời cảm ơn đến quý Thầy Cô đã luôn tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em từ những bước đi đầu tiên đến khi khôn lớn như ngày hôm nay. Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học vì nếu không có Thầy, Cô chắc chắn rằng em đã không thể hoàn thành luận văn một cách hoàn chỉnh. Em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Thầy CAO ANH TUẤN – người đã tận tình cung cấp kiến thức, giúp đỡ tìm kiếm tài liệu, luôn luôn hướng dẫn và động viên em suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy NGUYỄN THANH TÚ – đã động viên, giúp đỡ và cung cấp cho em một số tài liệu liên quan cần thiết đến đề tài. Đặc biệt con xin cám ơn Ba, Mẹ. Ba, Mẹ đã dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Cảm ơn bạn NGUYỄN HÂN và NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM đã giúp đỡ mình trong việc tìm kiếm tài liệu, và tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình mình hoàn thành luận văn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến hội đồng khoa học đã xét duyệt luận văn. Em xin chúc sức khỏe quý Thầy Cô nhà trường. Thành phố HCM, ngày27 tháng 04 năm 2010 Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THU HUỆ Mở đầu Lý do chọn đề tài Từ xa xưa con người đã biết quan sát bầu trời, biết dựa vào các hiện tượng xảy ra trên bầu trời để giải thích và vận dụng chúng vào cuộc sống. Ông cha ta có câu “Trời vàng thì gió, trời đỏ thì mưa”, “Trăng quầng thì hạn, Trăng tán thì mưa”,… Đó là những câu tục ngữ nói lên mối quan hệ giữa bầu trời bao la huyền bí với các hiện tượng quan sát được trên Trái đất của chúng ta. Bầu trời đó còn được gắn với biết bao câu chuyện thần thoại như Nữ Oa vá trời, sự hình thành thế giới bởi chúa Giexu, sự tích chị Hằng Nga và chú Cuội… mà lúc nhỏ em đã được nghe Bà kể. Tuy nhiên Bà không thể giải thích được vì sao lại như thế, kể từ đó em luôn muốn mình trở thành một người biết thật nhiều chuyện, có thật nhiều kiến thức và giải thích được tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới. Đến khi lớn lên tí nữa, đi dưới ánh nắng Mặt trời hay dưới ánh trăng em lại đặt ra câu hỏi: Tại sao Mặt trăng và Mặt trời lại đi theo mình khi mình đi nhỉ? Và nó cũng sẽ dừng lại khi mình không đi nữa? Tại sao ban đêm lại có trăng và sao nhưng ban ngày lại không có? Đến những năm bước vào cấp II, khi được làm quen với nhiều môn khoa học tự nhiên mới thì Vật lý là môn đã để lại trong em niềm đam mê và thích học hỏi nhiều nhất vì nó giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên ví dụ như là: Tại sao khi chúng ta mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn khi mặc một chiếc áo dày? Tại sao khi chải đầu chiếc lược lại bị nhiễm điện? Tại sao lại xuất hiện cầu vòng sau mỗi cơn mưa? ….Niềm đam mê đó nó không dừng lại mà tiếp tục lớn theo em. Tiếp tục học phổ thông, với nhiều định luật và lý thuyết mới những câu hỏi đó đã lần lượt được giải đáp nhưng chính sự thích tìm tòi, thích học hỏi, thích chinh phục những cái mới mà con người chúng ta không dễ gì bằng lòng với những gì mình đã có và đã biết. Thế giới vốn muôn màu và muôn vẽ, khoa học ngày càng phát triển nên khi chấm dứt tuổi học trò em vẫn mang trong mình nhiều câu hỏi tại sao? Chính vì lẽ đó 1 mà em đã đến với ngành sư phạm Vật lý, mong rằng mình có thể đem lại thật nhiều, thật nhiều điều thú vị cho học sinh. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ không chờ đợi một ai, nó mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người. Vật lý học cũng phát triển như vũ bảo, thiên văn học cũng tiến lên một bước mới, lĩnh vực “Thiên văn cao không” bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, nhiệm vụ của nó là nghiên cứu tất cả các hiện tượng trên trên bầu trời đi từ thế giới vi mô đến siêu vĩ mô và giải quyết tất cả các vấn đề bí ẩn của thiên văn Vật lý, nó trở thành một trong những ngành mũi nhọn của khoa học hiện đại. Tuy nhiên đây là một môn học còn mới đối với nước ta, vì nó đòi hỏi phải có sự quan sát thực tế, với trang thiết bị dụng cụ thiên văn hiện đại… mà nước ta thì không đủ điều kiện để phát triển rộng rải. Chính vì vậy, môn học này chưa thể đưa vào chương trình phổ thông, nó chỉ được đưa vào một số trường đạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: