Danh mục

Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Xây dựng đường cong hiệu suất Detector HPGe bằng chương trình MNCP4C2

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 744.66 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Xây dựng đường cong hiệu suất Detector HPGe bằng chương trình MNCP4C2 bao gồm những nội dung về tương tác của photon với môi trường vật chất; phương pháp Monte Carlo và chương trình MCNP; hệ phổ kế gamma sử dụng detector HPGe GC 1518; xây dựng đường cong hiệu suất detector.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Xây dựng đường cong hiệu suất Detector HPGe bằng chương trình MNCP4C2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA VẬT LÝ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn : TS. Thái Khắc Định Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy Hằng MSSV : K30102014 Khóa : 2004 – 2008 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2008 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài những cố gắngcủa bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡnhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên của gia đình và bè bạn. Xin cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành của mình đến tất cảmọi người: – Cảm ơn TS. Thái Khắc Định, ThS. Võ Xuân Ân – Hai người thầy đãtruyền cho em nhiệt tình nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn, đónggóp những ý kiến và kinh nghiệm quý báu, những động viên và chỉ bảo tậntình. – Cảm ơn quý thầy cô khoa Vật Lý trường ĐH Sư phạm TP HCM đãtruyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, cần thiết trong suốt thời gian học tậptại môi trường sư phạm này. – Cảm ơn TS. Trần Văn Luyến, cũng như Phòng An toàn bức xạ và môitrường – Trung tâm hạt nhân TP HCM đã chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi choem trong quá trình thực hiện luận văn. – Cảm ơn quý thầy cô và các anh chị trong Bộ môn Vật lý Hạt nhân,khoa Vật Lý trường ĐH KHTN TP HCM đã dành thời gian giúp đỡ em trongquá trình tìm hiểu đề tài. – Cảm ơn các bạn luôn quan tâm, động viên mình trong suốt thời gianthực hiện luận văn. – Xin gửi lời tri ân đến bố mẹ, gia đình, về tình thương của mọi ngườiđã dành cho con. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hằng LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đều biết rằng lịch sử phát triển tri thức nhân loại gắn liền vớiquá trình cải tiến và không ngừng hoàn thiện của khoa học, là một quá trìnhtiến lên từ những cái chưa biết đến cái đã biết, từ những tri thức chưa hoànchỉnh, chưa đầy đủ đến những tri thức ngày càng hoàn chỉnh và chính xác hơn.Vì vậy nghiên cứu và phát triển khoa học luôn được xem là một trong nhữngvấn đề quan trọng hàng đầu trong việc định hướng sự phát triển của toàn xãhội. Các cơ sở máy móc, thiết bị trong các phòng thí nghiệm luôn được trang bịđầy đủ và không ngừng cải tiến nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn chongười làm khoa học. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ các điềukiện cần thiết để thực hiện các thí nghiệm như mong muốn. Lúc này máy tínhđóng vai trò là một công cụ thực sự hữu ích. Sự xuất hiện của máy tính khôngchỉ dùng trong việc nghiên cứu, phân tích, đo đạc các kết quả thực nghiệm mànó còn được sử dụng như một công cụ để mô phỏng thí nghiệm, cung cấp chochúng ta những kết quả mà các thí nghiệm thuần túy thường gặp phải nhiềukhó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện. Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng chương trình mô phỏng MonteCarlo MCNP4C2 để mô phỏng hệ phổ kế gamma HPGe (High PureGermanium) GC1518 của hãng Canberra Industries, Inc. đặt tại Trung tâm Hạtnhân TP Hồ Chí Minh. Mục đích của khóa luận nhằm thiết lập, đánh giá đườngcong hiệu suất theo năng lượng của detector HPGe để ứng dụng vào công việcphân tích và đo đạc sau này. Khóa luận gồm 5 chương: – Chương 1: TƯƠNG TÁC CỦA PHOTON VỚI MÔI TRƯỜNG VẬTCHẤT: giới thiệu các loại tương tác chính của photon với môi trường vật chấttrong detector. – Chương 2: PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO VÀ CHƯƠNGTRÌNH MCNP: tổng quan về mô phỏng, đặc biệt là phương pháp Monte Carlotrong nghiên cứu khoa học, đồng thời giới thiệu sơ lược các kiến thức cơ bảncủa chương trình MCNP. – Chương 3: HỆ PHỔ KẾ GAMMA SỬ DỤNG DETECTOR HPGEGC 1518: giới thiệu về một số đặc trưng cơ bản của hệ phổ kế: hiệu suất, độphân giải và tỉ số đỉnh/Comton. Cấu trúc của hệ phổ kế cũng được đề cập kháchi tiết trong chương này. – Chương 4: XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG HIỆU SUẤT DETECTORHPGE GC 1518: xây dựng đường cong hiệu suất theo năng lượng của detectorgermanium siêu tinh khiết trong mô phỏng MCNP4C2 ở các khoảng cách khácnhau từ nguồn đến detector và so sánh kết quả tính toán trong mô phỏng vớiviệc đo đạc trong thực nghiệm. – Chương 5: KẾT LUẬN CHUNG.CHƯƠNG 1 TƯƠNG TÁC CỦA PHOTON VỚI VẬT CHẤT Người ta quan sát được hiện tượng hạt nhân thông qua sự tương tác củabức xạ hạt nhân phát ra từ hiện tượng đó với vật chất. Năng lượng trao đổi (mấtmát) của bức xạ trong quá trình tương tác sẽ tạo ra các xung điện. Hình dạngxung, biên độ xung và tần số xung cũng như độ rộng xung và khoảng cáchxung sẽ cho thông tin về bức xạ: loại bức xạ, năng lượng bức xạ, cường độ bứcxạ và thời gian sống của trạng thái hạt nhân 5 .1. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: