Danh mục

LUẬN VĂN: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Số trang: 179      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường cho rằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (con người, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài nguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin (Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang tính cách mạng về phương thức làm việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, người ta thường chorằng, đó là các yếu tố nằm trong 4 chữ M: Men, Machines, Materials và Money (conngười, máy móc, vật liệu và vốn). Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tàinguyên phát triển, không thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin(Information). Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mangtính cách mạng về phương thức làm việc và mô hình phát triển trong thế giới công nghiệphoá với yếu tố dẫn đạo là kinh tế tri thức. Khi thông tin đã thực sự trở thành một lực lượngsản xuất vật chất quan trọng được thừa nhận ở tất cả các quốc gia, được sử dụng thườngxuyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) thì bước chuyển từ xã hội côngnghiệp sang xã hội thông tin sẽ là tất yếu. Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầuvà càng ngày càng đi vào chiều sâu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Nó đã và đang tạora một bối cảnh cho sự ra đời của những cái mới. Bởi, cuộc cách mạng thông tin đangtrên đường tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc,về kỹ thuật, về phần mềm hay tốc độ, mà trước hết đó là cuộc cách mạng về quan niệm, vềđổi mới tư duy [59, tr.34]. Áp dụng những tiến bộ, những thành tựu ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XHđang là vấn đề mang tính thời sự. Ứng dụng CNTT để khai thác triệt để mọi năng lực, thayđổi phương thức quản lý, đổi mới nền sản xuất gần như là bắt buộc đối với những quốc giađang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Ở nước ta, nhất là từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ứng dụng CNTT đãđược nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Chẳng hạnnhư: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và côngnghệ trong sự nghiệp đổi mới; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá VII về ưutiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, trong đó có CNTT. Nghị quyết Đại hộiđại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: Phát triển mạnh và nâng cao chất lượngcác ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính -viễn thông... Sớm phổ cập sử dụng tin học và Mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nềnkinh tế và đời sống xã hội” [20, tr.94]. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX xácđịnh rõ: Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH [22, tr.7]. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định khung E-Asian với mục tiêu chính là:xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT), thương mại điện tử (TMĐT) và cộng đồng điện tử, cónghĩa là chúng ta đã cam kết đồng thuận triển khai các hoạt động của hiệp định, từng bướcxây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện mô hình CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử ở ViệtNam. Một khi CPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử được vận hành có hiệu quả, các thao táckỹ thuật được chuẩn hoá và thực hiện nhanh chóng, thì mức độ chi phối chủ quan của yếutố con người vào nhiều khâu của quá trình quản lý sẽ được giảm đáng kể. Cộng đồng điệntử, TMĐT sẽ bảo đảm phát triển nhanh một xã hội tri thức, thu hẹp sự khác biệt về kỹthuật số, sự thông thoáng và hiệu quả khi người dân được tiếp cận với hệ thống hànhchính, luật pháp và thông tin hiện đại trong nhiều lĩnh vực. Cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, trong điều kiện đổi mới, VĩnhPhúc chủ trương tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trong nước vànước ngoài. Cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ ứng dụng CNTT là một trong nhữngvấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tưcũng rất quan tâm đến sự sẵn sàng và tính mau lẹ của chính quyền địa phương trong việcgiải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Ứng dụng, CNTT và vận hành có hiệu quảCPĐT, TMĐT, cộng đồng điện tử sẽ làm tăng sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặcbiệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mặt bằng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nayvẫn ở trình độ thấp kém, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, tụt hậu xahơn so với nhiều địa phương khác. Đó là: ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu củatiến trình CNH, HĐH và yêu cầu về hội nhập khu v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: