Danh mục

Luận văn về 'Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị'

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.38 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng sôi động và không ngừng phát triển. Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền ấy tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn về Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị  Luận vănĐề tài Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ởViệt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa cácquốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tếcũng sôi động và không ngừng phát triển. Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền ấy tượng trưngcho chủ quyền quốc gia. Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiệntrao đổi, thanh toán, cất trữ… chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia đó. Ra khỏilãnh thổ quốc gia, đồng bản tệ phải thích nghi với những quy định và thông lệquốc tế mới có tác dụng trao đổi. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ giá trị đồng tiền của mình tronggiao lưu quốc tế, ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộnghoà, nhà nước Việt Nam đã ban hành chính sách quản lý ngoại hối phù hợp vớiđường lối phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cách mạng. Từ tháng 9-1945 đến tháng 4-1946, chính phủ ta đã có biện pháp kiênquyết nhưng mềm dẻo chống lại tỷ giá kiểu ăn cướp của đồng Quan kim, Quốctệ do quân đội Tưởng Giới Thạch đem vào miền Băc Việt Nam trong lúc phíađồng minh uỷ quyền họ vào giải giáp quân đội Nhật. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã có biện pháp đấu tranh tỷ giá,đấu tranh trận địa với tiền địch. Cuối cùng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ta đãquét sạch tiền Đông Dương ở những vùng mới giải phóng, thống nhất lưu hànhgiấy bạc Ngân hàng Việt Nam trên một nửa đất nước. Sau khi miền Bắc được giải phóng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (saunày là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã đặt quan hệ vay nợ, nhận viện trợ vàquan hệ thanh toán với các nước XHCN rồi mở rộng quan hệ ngoại hối với nhiềunước khác trên thế giới. 1 Trong những năm đánh Mỹ, đánh nguỵ (1965-1975), ta đã có nhiều biệnpháp chế biến các loại ngoại tệ do quốc tế viện trợ để chi viện cho Chính phủcách mạng lâm thời. Cộng hoà miền Nam Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giảiphóng miền Nam. Sau đại thắng mùa xuân năm 1974 ta đã quét sạch tiền nguỵ,cho lưu hành một đồng tiền thống nhất trong cả nước. Trong giai đoạn lịch sử ấycó công lao đóng góp của ngành ngân hàng nói chung và công tác quản lý ngoạihối nói riêng. Ngành ngân hàng cùng với sự đổi mới chung của toàn đất nước, đã cónhững bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vaitrò đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế. Là người đại diện cho Nhà nước trongviệc ổn định kinh tế vĩ mô, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những chínhsách điều hành và quản lý các công cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả. Đặc biệt làchính sách quản lý dự trữ ngoại hối. Bản tiểu luận với nhan đề Đánh giá thực trạng chính sách quản lýngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị chỉxin trình bầy giới hạn công tác quản lý ngoại hối trong thời gian từ năm 2001 trởlại đây. Với kiến thức còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn nhiều thiếusót, em mong thầy cô, các bạn quan tâm đóng góp, giúp đỡ để em hoàn thiện hơnnhững kiến thức này và có sự hiểu biết sâu rộng hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn đã giảngdạy, hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành bài tiểu luận này. 2 Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Khái niệm và vai trò của quản lý ngoại hối 1. Khái niệm Ngoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá,... giữa các quốc gia trên thế giới. Ngoại hối là những ngoại tệ (tiền nước ngoài) vàng tiêu chuẩn quốc tế,cácgiấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.Trong đó đặc biệtlà ngoại tệ có vai trò,nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, đểthanh toán và hạch toán quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngàycàng mở rộng thì bất cứ một quốc gia nào cũng không thể tự mình khép kín mọihoạt động, cũng không thể phát triển đất nước một cách đơn độc,riêng lẻ đặc biệtgiai đoạn hiện nay,khi nền kinh tế thị trường đang ngày một sôi động,luôn đòihỏi sự hợp tác,liên minh giữa các quốc gia. Do vậy việc dự trữ ngoại hối là mộttrong những mục tiêu kinh tế có ý nghĩa chiến lược quan trọng,có dự trữ ngoạihối cần thiết tức là nhà nước đã nắm được trong tay một công cụ quan trọng đểthực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Về nguồn gốc sâu xa, dự trữ ngoại hối chính là kết quả, là biểu hiện củasức mạnh của tiềm lực kinh tế quốc gia.Dự trữ ngoại hối để đảm ...

Tài liệu được xem nhiều: