Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2
Số trang: 352
Loại file: pdf
Dung lượng: 6.61 MB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch; Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2 PHẦN 3 CÁC NGÀNH VÀ CÁC KHU VỰC KINH TẾ KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 29. THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TS. Nguyễn Cảnh Hiệp* Tóm tắt Bài viết nhìn lại thực trạng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trên cơ sở đánh giá tình hình trả nợ và cơ chế xử lý rủi ro được áp dụng đối với các doanh nghiệp này, đặt trong mối tương quan với mặt bằng lãi suất cho vay trung - dài hạn và các biện pháp tháo gỡ khó khăn của các tổ chức tín dụng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Từ khóa: COVID-19, doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một hình thức hỗ trợ vốn từ Chính phủ thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn của một định chế tài chính đặc thù là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để đầu tư vào các dự án thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn do Chính phủ quy định. Trong nhiều năm trước đây, tín dụng ĐTPT thường hàm chứa khá nhiều ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vay vốn, trong đó nổi bật nhất là lãi suất tín dụng ĐTPT được quy định khá thấp so với lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thông thường và được giữ ổn định bằng mức lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng trong suốt thời hạn cho vay. Tuy nhiên, theo thời gian, lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngày càng giảm dần mức độ ưu đãi và tiến gần hơn tới mặt bằng lãi suất trên thị trường vốn. Cùng với đó, lãi suất cho vay đối với mỗi dự án cũng không được giữ cố định ở một mức duy nhất trong suốt thời hạn cho vay như trước đây mà có sự điều chỉnh từng bước, từ việc áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với số vốn vay được giải * Ngân hàng Phát triển Việt Nam 343 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngân ở các lần khác nhau (theo cơ chế lãi suất quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011), cho đến việc thả nổi hoàn toàn lãi suất cho vay đối với toàn bộ dư nợ của dự án (theo cơ chế lãi suất quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017)1. Giống như nhiều dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác, từ đầu năm 2020 trở lại đây, các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh dưới tác động của dịch COVID-19. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp vay vốn phải chịu áp lực rất lớn trong việc thu xếp nguồn vốn để trả nợ vay cho VDB. Thậm chí, có những doanh nghiệp đã bắt đầu phát sinh nợ quá hạn hoặc kéo dài tình trạng chậm thanh toán nợ gốc và lãi đã quá hạn từ trước đó. Trong khi các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác bị tác động bởi đại dịch COVID-19 được áp dụng một số biện pháp tháo gỡ khó khăn theo chính sách riêng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, thì các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB mặc dù chịu tác động tương tự nhưng vẫn chưa được áp dụng chính sách đặc thù nào nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng khó khăn ngoài một số biện pháp xử lý rủi ro rất hạn chế mà VDB được thực hiện trong điều kiện bình thường. Điều đó càng làm cho việc thu hồi nợ tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ những doanh nghiệp này gặp nhiều trở ngại, trong khi vốn dĩ các dự án vay vốn tại VDB thường có khả năng sinh lời không cao như các dự án vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Xuất phát từ những lý do trên đây, việc nghiên cứu áp dụng một số giải pháp đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chịu tác động bởi đại dịch COVID-19 là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc làm này có tác dụng một mặt giảm bớt áp lực về tài chính phát sinh từ số nợ tín dụng ĐTPT nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn vượt qua khó khăn, mặt khác giảm thiểu nguy cơ mất vốn hoặc mất thu nhập cho VDB từ các dự án chịu tác động của đại dịch COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn không thể khắc phục được khó khăn về tài chính để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm tạo nguồn trả nợ. Trong bài viết này, tác giả chỉ bàn về biện pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc trả nợ cho VDB của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Nội dung bài viết không đề cập đến các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp vay vốn theo chính sách chung của Chính phủ về hỗ trợ người dân gặp khó khăn hoặc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh do đại dịch COVID-19 được ban hành theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 (vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho người lao động, tạm dừng đóng phí bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất, giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2020, giảm lệ phí trước bạ và gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước…). 1 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP quy định, mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố. Còn Nghị định số 32/2017/NĐ-CP lại quy định, mức lãi suất cho vay đối với mỗi dự án được điều chỉnh hàng quý và được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh. 344 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2 PHẦN 3 CÁC NGÀNH VÀ CÁC KHU VỰC KINH TẾ KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 29. THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 TS. Nguyễn Cảnh Hiệp* Tóm tắt Bài viết nhìn lại thực trạng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trên cơ sở đánh giá tình hình trả nợ và cơ chế xử lý rủi ro được áp dụng đối với các doanh nghiệp này, đặt trong mối tương quan với mặt bằng lãi suất cho vay trung - dài hạn và các biện pháp tháo gỡ khó khăn của các tổ chức tín dụng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Từ khóa: COVID-19, doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một hình thức hỗ trợ vốn từ Chính phủ thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn của một định chế tài chính đặc thù là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để đầu tư vào các dự án thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn do Chính phủ quy định. Trong nhiều năm trước đây, tín dụng ĐTPT thường hàm chứa khá nhiều ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vay vốn, trong đó nổi bật nhất là lãi suất tín dụng ĐTPT được quy định khá thấp so với lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng thông thường và được giữ ổn định bằng mức lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng trong suốt thời hạn cho vay. Tuy nhiên, theo thời gian, lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngày càng giảm dần mức độ ưu đãi và tiến gần hơn tới mặt bằng lãi suất trên thị trường vốn. Cùng với đó, lãi suất cho vay đối với mỗi dự án cũng không được giữ cố định ở một mức duy nhất trong suốt thời hạn cho vay như trước đây mà có sự điều chỉnh từng bước, từ việc áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với số vốn vay được giải * Ngân hàng Phát triển Việt Nam 343 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngân ở các lần khác nhau (theo cơ chế lãi suất quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011), cho đến việc thả nổi hoàn toàn lãi suất cho vay đối với toàn bộ dư nợ của dự án (theo cơ chế lãi suất quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017)1. Giống như nhiều dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác, từ đầu năm 2020 trở lại đây, các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh dưới tác động của dịch COVID-19. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp vay vốn phải chịu áp lực rất lớn trong việc thu xếp nguồn vốn để trả nợ vay cho VDB. Thậm chí, có những doanh nghiệp đã bắt đầu phát sinh nợ quá hạn hoặc kéo dài tình trạng chậm thanh toán nợ gốc và lãi đã quá hạn từ trước đó. Trong khi các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác bị tác động bởi đại dịch COVID-19 được áp dụng một số biện pháp tháo gỡ khó khăn theo chính sách riêng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, thì các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại VDB mặc dù chịu tác động tương tự nhưng vẫn chưa được áp dụng chính sách đặc thù nào nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình trạng khó khăn ngoài một số biện pháp xử lý rủi ro rất hạn chế mà VDB được thực hiện trong điều kiện bình thường. Điều đó càng làm cho việc thu hồi nợ tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ những doanh nghiệp này gặp nhiều trở ngại, trong khi vốn dĩ các dự án vay vốn tại VDB thường có khả năng sinh lời không cao như các dự án vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Xuất phát từ những lý do trên đây, việc nghiên cứu áp dụng một số giải pháp đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chịu tác động bởi đại dịch COVID-19 là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc làm này có tác dụng một mặt giảm bớt áp lực về tài chính phát sinh từ số nợ tín dụng ĐTPT nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn vượt qua khó khăn, mặt khác giảm thiểu nguy cơ mất vốn hoặc mất thu nhập cho VDB từ các dự án chịu tác động của đại dịch COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn không thể khắc phục được khó khăn về tài chính để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm tạo nguồn trả nợ. Trong bài viết này, tác giả chỉ bàn về biện pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc trả nợ cho VDB của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Nội dung bài viết không đề cập đến các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp vay vốn theo chính sách chung của Chính phủ về hỗ trợ người dân gặp khó khăn hoặc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh do đại dịch COVID-19 được ban hành theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 (vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho người lao động, tạm dừng đóng phí bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất, giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2020, giảm lệ phí trước bạ và gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước…). 1 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP quy định, mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố. Còn Nghị định số 32/2017/NĐ-CP lại quy định, mức lãi suất cho vay đối với mỗi dự án được điều chỉnh hàng quý và được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh. 344 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia Kinh tế Việt Nam Chính sách tiền tệ Chính sách kinh tế vĩ mô Quản lý ngoại hối Dịch vụ Logistics Việt Nam Vốn tín dụng ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 326 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 278 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 253 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 248 1 0 -
Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 2
118 trang 230 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 218 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 211 0 0