Danh mục

LUẬN VĂN: Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 98,000 VND Tải xuống file đầy đủ (98 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, đạo đức đã sớm xuất hiện trong lịch sử loài người và khẳng định vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự ổn định, phát triển của mỗi chế độ xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức của con người nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng là vấn đề mà mọi chế độ xã hội từ trước tới nay đều quan tâm.Để lãnh đạo quản lý nhà nước, thúc đẩy đất nước phát triển theo mục tiêu của Đảng và nhân dân ta đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay LUẬN VĂN: Xây dựng đạo đức cách mạng chocán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiện nay mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, đạo đức đã sớm xuất hiện trong lịch sửloài người và khẳng định vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự ổn định, phát triển của mỗichế độ xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức của con người nói chung, cán bộ lãnhđạo nói riêng là vấn đề mà mọi chế độ xã hội từ trước tới nay đều quan tâm. Để lãnh đạo quản lý nhà nước, thúc đẩy đất nước phát triển theo mục tiêu củaĐảng và nhân dân ta đã lựa chọn, người cán bộ cách mạng phải có cả đức lẫn tài, trongđó đức là gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đượcnhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc totát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cònlàm nổi việc gì? [49, tr.253]. Thực tế cho thấy, sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sảnViệt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đang chuyển mình và tiếp tục đạt đượcnhững thành tựu to lớn, góp phần vào những thắng lợi ấy, phải kể đến ý nghĩa của việcxây dựng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ cách mạng nóichung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp c ơ sở nói riêng. Bởi lẽ, họ là những ng ười cánbộ trực tiếp tiếp xúc, lãnh đạo và phục vụ nhân dân trong việc vận dụng, thực hiệnnhững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cơ sở. Tuy nhiên,bên cạnh mặt tích cực thì với mặt trái của nền KTTT, cùng với sự chống phá của cácthế lực thù địch và sự yếu kém trong công tác giáo dục t ư tưởng, lý luận, rèn luyệnđạo đức cách mạng trong những năm vừa qua ở nước ta đã dẫn tới Tình trạng thamnhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cánbộ, đảng viên là rất nghiêm trọng [20, tr.16]. Đáng chú ý là sự suy thoái về phẩmchất này trong cán bộ vẫn đang có chiều hướng gia tăng làm xói mòn bản chất cáchmạng của đội ngũ cán bộ, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, làmgiảm uy tín của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân, ảnh h ưởngxấu đến sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc, tạo thành nguy c ơ lớn đe dọa sự sốngcòn của chế độ ta. Tình hình tư tưởng đạo đức ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ chủchốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Giang cũng không nằm ngoài cái chung đó. Vì vậy, việctiếp tục khẳng định vai trò và xây dựng đạo đức cách mạng ở người cán bộ nói chungvà đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp c ơ sở nói riêng lại càng nổi lên đặc biệt quan trọngtrong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, việc nghiên cứu vấn đề Xây dựng đạo đức cách mạng chocán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Bắc Giang hiệnnay là việc làm hết sức cơ bản và cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng nói chung và xây dựng đạo đức cáchmạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng trong điều kiện KTTT ở nước ta đã thuhút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay đã có nhiều côngtrình được công bố với những mức độ, cách tiếp cận khác nhau, trong đó có nh ữngcông trình có liên quan tr ực tiếp đến đề tài như: * Về đạo đức cách mạng có: - Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976. - Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983. - Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng, Nxb Thông tin lý luận,Hà Nội, 1986. - Nâng cao đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, Tạp chí Cộng sản,số 5-1988. - Tư tưởng đạo đức cách mạng - truyền thống, dân tộc, nhân loại, Vũ Khiêu(chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. * Về đạo đức cách mạng đối với cán bộ trong điều kiện KTTT hiện nay: - Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cán bộ, Đức Vượng, Nxb CTQG, Hà Nội,1995. - Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, Thang Văn Phúc (chủ biên). - Những vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT, Viện Thông tin khoa học xãhội, Hà Nội, 1996. - Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay, Nguyễn TrọngChuẩn - Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. - Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền KTTT với việc xây dựng đạođức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nguyễn Chí Mỳ, Nxb Quốc gia Hà Nội,1999. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cán bộ đảng viên, Phạm Quốc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: