Danh mục

Luật dân sự 2 - Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 434.42 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môn Luật Dân sự 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ theo quy định của Luật Dân sự Việt nam 2005 cùng với các quy định khác của luật, là môn học nền tảng cung cấp những kiến thức cần thiết cho sinh viên để nghiên cứu các học phần chuyên ngành tiếp theo như: Bảo đảm nghĩa vụ, Luật kinh tế (hợp đồng), Thừa kế…Đồng thời, môn học còn phục vụ cho việc nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật dân sự 2 - Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA ----------------------------------------- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LUẬT DÂN SỰ 2 Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Lưu hành nội bộ Cần Thơ – 2009 Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Phần Mở Đầu Trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của trường đại học Cần thơ, dân sự là một mảng nội dung khá lớn, cung cấp nguồn kiến thức thực tiễn, sát với cuộc sống hàng ngày như môn Dân sự 1, Dân sự 2, Luật hợp đồng thông dụng, môn pháp luật về thừa kế, luật trách nhiệm dân sự,...Trong đó, môn Dân sự 2 là môn học rất cần thiết cho sinh viên. Môn học này giới thiệu về nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật, đồng thời hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về các giao dịch dân sự, sự kiện pháp lý theo quy định của luật, kết hợp so sánh với thực tế. Đây là môn căn bản, nền tảng trong chương trình đào tạo cử nhân. Cùng với quá trình đổi mới của Bộ luật dân sự 2005, môn luật Dân sự 2 đã cố gắng hướng dẫn sinh viên nắm bắt những vấn đề thật cần thiết trong đời sống xã hội cũng như làm rõ hơn những quy định của luật Dân sự Việt nam 2005 về các vấn đề cơ bản nhất. Nhằm giúp sinh viên Luật nói chung và sinh viên được đào tạo từ xa học tập cũng như nghiên cứu về các quy định pháp lý của luật Việt nam, quyển tài liệu hướng dẫn được viết trên cơ sở của Giáo trình Dân sự (tập 1- quyển2) của Ts.Nguyễn Ngọc Điện, đồng thời kết hợp với Bộ luật Dân sự 2005 và một số văn bản quy định có liên quan về vấn đề Nghĩa vụ pháp lý trong luật dân sự Việt nam. Hy vọng rằng với tài liệu hướng dẫn này sẽ đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu về học tập và nghiên cứu luật dân sự Việt nam trong chương trình đào tạo từ xa cho sinh viên luật. Tác giả biên soạn Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Giới thiệu khái quát Mục tiêu môn học: M ôn Luật Dân sự 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ theo quy định của Luật Dân sự Việt nam 2005 cùng với các quy định khác của luật. Là môn học nền tảng cung cấp những kiến thức cần thiết cho sinh viên để nghiên cứu các học phần chuyên ngành tiếp theo như: Bảo đảm nghĩa vụ, Luật kinh tế (hợp đồng), Thừa kế…Đồng thời, môn học còn phục vụ cho việc nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Yêu cầu môn học: Với mục tiêu trên, trong môn Dân sự 2 khi học tập sinh viên cần nắm vững một số khái niệm: nghĩa vụ, giao dịch dân sự, sự kiện pháp lý, hành vi dân sự pháp lý đơn phương… Đây là môn học giới thiệu tổng thể các trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ của một hoặc hai bên trong đời sống xã hội. Cho nên phần cốt lõi của học phần chính là sinh viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nhất những quy định về hợp đồng dân sự, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch đó, cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể nhưng theo luật (Thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật…) Ngoài những kiến thức căn bản đó, môn học đòi hỏi sinh viên phải biết xem xét các quy định của pháp luật theo đúng ý chí của các nhà làm luật, phải liên hệ với thực tế, so sánh, đối chiếu những gì đã học với thực tiễn. Vì vậy môn học này không những giúp các bạn sinh viên học kiến thức về luật đơn thuần mà chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn, hỗ trợ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Kết cấu môn học: Bài 1: Tổng quan về nghĩa vụ Bài 2: Các căn cứ xác lập nghĩa vụ Phần 1: Giao dịch dân sự Mục 1: Hợp đồng Mục 2: Hành vi dân sự đơn phương Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Phần 2: Sự kiện pháp lý Mục 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Mục 2: Thực hiện công việc không có ủy quyền Mục 3: Nghĩa vụ do luật tạo ra trong một số trường hợp đặc thù Bài 3: Chế độ chung về nghĩa vụ Phần 1: Thực hiện nghĩa vụ Mục 1: Các nguyên tắc chung về thực hiện nghĩa vụ Mục 2: B ắt buộc thực hiện nghĩa vụ Phần 2: Lưu thông nghĩa vụ Mục 1: Thay đổi người có quyền yêu cầu Mục 2: Thay đổi người có nghĩa vụ Phần 3: Chấm dứt nghĩa vụ Mục 1: Các trường hợp đặc biệt Mục 2: Các trường hợp chấm dứt theo quy định của luật Biên soạn: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4 Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2 Nội Dung Bài 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ ****** 1. Khái niệm * Ðịnh nghĩa. Theo BLDS Ðiều 280, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Như vậy, nếu so với điều 285, BLDS 1995 thì các bạn thấy có sự khác nhau không? Và nếu có thì khác nhau như thế nào? Điều luật nào cụ thể hơn?Tại sao? * Quan hệ nghĩa vụ Quan hệ nghĩa vụ gồm có ba yếu tố: Chủ thể có (người có quyền), chủ thể nợ (người có nghĩa vụ) và đối tượng của nghĩa vụ (nội dung sự đáp ứng của chủ thể nợ đối với chủ thể có) Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán giữa A và B A Bán ...

Tài liệu được xem nhiều: