Danh mục

Luật khoáng sản

Số trang: 31      Loại file: doc      Dung lượng: 195.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoáng sản được phát sinh từ trong lòng đất và chứa trong vỏ trái đất, trên bề mặt, đáy biển và hòa tan trong nước đại dương. Khoáng sản rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, được chia thành 2 nhóm chính. Khoáng sản kim loại: gồm các kim loại thường gặp và có trữ lượng lớn (nhôm, sắt, mangan, titan, magiê…) và kim loại hiếm (đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc, bạch kim, thủy ngân, molipđen…)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật khoáng sản Bài giảng Luật khoáng sản I. MỞ ĐẦU Khoáng sản được phát sinh từ trong lòng đất và chứa trong vỏ trái đất, trên bề mặt, đáy biển và hòa tan trong nước đại dương. Khoáng sản rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, được chia thành 2 nhóm chính. - Khoáng sản kim loại: gồm các kim loại thường gặp và có trữ lượng lớn (nhôm, sắt, mangan, titan, magiê…) và kim loại hiếm (đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc, bạch kim, thủy ngân, molipđen…) - Khoáng sản phi kim loại gồm các quặng (phốt phat, sunphat, clorit, sodium…), các nguyên liệu dạng khoáng (cát, sỏi, thạch anh, đá vôi…) và dạng nhiên liệu hóa thạch (than dá, dầu mỏ, khí đốt…). Nước cũng được xem là dạng khoáng (nước ngầm, nước biển chứa khoáng). Người ta đánh giá rằng, trữ lượng sắt, nhôm, titan, crôm, magiê, vanadi…còn khá lớn, chưa có nguy cơ cạn kiệt; trữ lượng bạc, đồng, bismut, thủy ngân, amian, chì, kẽm, thiếc, molipden…không l ớn và đang ở mức báo động, còn trữ lượng barit, fluorit, graphit, gecmani, mica…còn rất nhỏ và có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn. Hiện nay, để giải quyết nhu cầu sử dụng khoáng sản người ta đã ti ến hành khai khoáng ở biển, một phần là do ở lục địa 1 số loại khoáng không có hoặc trở nên hiếm (iot, brôm, dầu mỏ, khí đốt…), phần khác, người ta đã khai thác khoáng dưới các dạng “đa kim”; một số khoáng có hàm lượng tập trung cao (mangan, sắt, niken, côban, đồng và các nguyên tố phóng xạ). Chỉ tính riêng dầu mỏ và khí đốt, ở trên thế giới đã có đ ến hơn 400 điểm và có trữ lượng 1400 tỷ tấn đã được phát hiện. Nước ta nằm trên bản lề của vành đai kiến tạo và sinh khoáng cở lớn của thế giới: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Do vậy, khoáng sản nước ta khá phong phú về chủng loại, đa dạng về nguồn gốc. Hiện nay chúng ta đã biết có hơn 3500 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản, trong đó hơn 32 loại và trên 270 mỏ đã được đưa vào khai thác ho ặc thi ết kế khai thác. Những khoáng có trữ lượng lớn là đá vôi, apatit, cao lanh, than, trong đó than được đánh giá khoãng 3 tỷ tấn, bôxít vài tỷ tấn, thiếc hàng chục ngàn tấn. Sắt có trữ lượng khá lớn có thể đến hàng trăm triệu tấn. những khoáng vật quý như vàng, đá quý, đá ngọc, kẽm, ăngtimoan, các nguyên tố phóng xạ… cũng rất có triển vọng. Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa, trữ lượng được đánh giá vào khoảng 1500 triệu tấn. Trong điều kiện kinh tế còn thấp, kỹ thuật còn lạc hậu, công nghiệp mỏ nước ta không chỉ gây sự lãng phí về tài nguyên, mà còn hủy hoại môi trường một cách nghiêm trọng. Chẳng hạn như khu mỏ Quảng Ninh, trong hơn 100 năm qua đã khai thác hơn khoảng 200 triệu tấn than, ngoài việc triệt hạ gần như hầu hết rừng tự nhiên trên đó, các mỏ còn thải ra khoảng hơn 1.600 triệu tấn đất đá, tạo nên những “núi” chất thải cao hàng trăm mét, những bãi thải rộng hàng nghìn ha. Mặt đất bị đào bới nham nhở; các sông suối bị bồi lấp; tắc nghẽn; bãi triều bị xâm lấn; rừng ngập mặn bị tàn lụi; nước bị ô nhiễm bởi cám than; nhiều loài động vật trên cạn và dưới nước vốn có trong vùng cũng được thay th ế bằng những loài khác hoặc biến mất. Vì lý do đó Nhà nước đã có những quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm soát nguồn tài nguyên không thể tái tạo này – đó là Luật khoáng sản. II. Hiện trạng tài nguyên khoáng sản Việt Nam: So với các nước trong khu vực, Việt Nam được coi là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên khắp cả nước. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi mà nền kinh tế về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác nước ngay từ khâu cấp phép thì các động của nó tới môi trường phần nào sẽ đựơc giảm thiểu và hiệu quả khai thác, sử dụng sẽ được tăng lên. Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, không có quy hoạch, gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh. Tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt nam trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều trường hợp làm tác động xấu tới môi trường, khai thác khoáng sản dưới dạng quặng thô quá nhiều. Tất cả những những hoạt động đã xảy ra trên thực tế và tạo áp lực bức xúc rất lớn lên hệ thống quản lý và họat động của thị trường. III.Hệ thống văn bản pháp quy quy định về bảo vệ khoáng sản Luật Khoáng sản số 47- L/CTN của Quốc hội/09, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996 quy định về quản lý, bảo vệ, điều t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: