Danh mục

Luật Kinh tế - Bài 1

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.60 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

• Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường • Khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh • Nội dung chính của pháp luật kinh tế • Nguồn của pháp luật kinh tế • Văn bản quy phạm pháp luật • Tập quán thương mại • Nguồn lưu trữ và tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật Kinh tế - Bài 1 Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ Nội dung • P háp lu ậ t kinh t ế t rong n ề n kinh t ế t h ị t r ườ ng • Khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh • Nội dung chính của pháp luật kinh tế • Nguồn của pháp luật kinh tế • Văn bản quy phạm pháp luật • Tập quán thương mại • Nguồn lưu trữ và tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luậtMục tiêu• Hiểu được khái niệm, nội dung của quyền tự do kinh doanh• Nắm được những nội dung chính của pháp luật kinh tế• Biết được nguồn của pháp luật kinh tếThời lượng• 3 tiết 1 Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tếTÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀITình huống Bắc, Trung và Nam muốn cùng nhau thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có tên là BTN. Liên quan đến việc thành lập công ty, họ đã cùng nhau bàn bạc, thảo luận về nhiều vấn đề như ngành nghề kinh doanh, trụ sở công ty và khả năng huy động vốn. Khi xem xét các vấn đề pháp lý cho sự ra đời của công ty, cả ba thành viên đều cho rằng công ty phải có giấy phép kinh doanh thì mới được hoạt động và giấy phép kinh doanh đó sẽ do Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh nơi công ty dự định đặt trụ sở chính cấp.Câu hỏi gợi mở Theo anh (chị), suy nghĩ về giấy phép kinh doanh của Bắc, Trung và Nam như vậy có đúng không? Tại sao?2 Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế1.1. Pháp luật trong nền kinh tế thị trường1.1.1. Khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế. Kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp thì kinh doanh là việc các chủ thể thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Với khái niệm trên, kinh doanh đã được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn bao gồm tất cả các hoạt động như: Đầu tư, sản xuất, trao đổi, dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động đó có mục đích sinh lợi. Như vậy, khái niệm kinh doanh có nội dung rất rộng và ở mức độ khái quát có thể đưa ra những dấu hiệu đặc trưng sau: • Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong xã hội đã có những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh doanh, họ sống bằng nghề kinh doanh. Kinh doanh mang tính thường xuyên, liên tục, ổn định và lâu dài. • Kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường. Cụ thể, hoạt động kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau, với xã hội nói chung thông qua các quan hệ mua bán, trao đổi, … Những quan hệ này tự nó phản ánh quan hệ hàng hóa – tiền tệ. • Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt hành vi kinh doanh với các hoạt động khác. Khi xác định mục đích sinh lời trong hành vi kinh doanh cần hiểu ý định thu lợi nhuận của hành vi mới là tiêu chí quyết định, còn việc có đạt được lợi nhuận hay không cũng như việc sử dụng lợi nhuận đạt được cho mục đích gì không phải là dấu hiệu quyết định.1.1.1.2. Khái niệm quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền tự do của con người. Giá trị to lớn của quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: