Danh mục

Luật số 2013/QH13 - Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Sửa đổi năm 2013)

Số trang: 36      Loại file: doc      Dung lượng: 213.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật số 2013/QH13 - Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Sửa đổi năm 2013) QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______ _______________________ Luật số: /2013/QH13 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013) LỜI NÓI ĐẦU Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truy ền th ống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cu ộc đấu tranh cách m ạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc l ập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Với khát vọng độc lập, tự do, bằng tinh th ần tự lực, tự cường, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân th ế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo v ệ T ổ quốc, thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế; xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa l ịch sử. Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi b ản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát tri ển đ ất nước. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, th ể ch ế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã h ội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục kh ẳng đ ịnh ý chí c ủa nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân ch ủ, sức m ạnh đ ại đoàn k ết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quy ền Vi ệt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và b ảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo d ục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây d ựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. CHƯƠNG I CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2) Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà n ước pháp quy ền xã h ội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai c ấp công nhân v ới giai c ấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t ư pháp. Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 3) Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc s ống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4) 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân t ộc, l ấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, ph ục vụ nhân dân, ch ịu s ự giám sát c ủa nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn kh ổ Hi ến pháp và pháp luật. Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5) 1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia th ống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát tri ển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quy ền dùng tiếng nói, ch ữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy nh ững phong tục, tập quán, truy ền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để t ất c ả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hoà nhập vào s ự phát tri ển chung c ủa đất nước. Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6) Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân ...

Tài liệu được xem nhiều: