Ngành luật Hiến pháp là tổng hợp các QPPL đ/c các quan hệ XH cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, việc xác định những nguyên tắc cơ bản của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP, đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cơ bản về Luật hiến pháp BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP Thời gian giảng: 4 tiết Nội dung chính: I. Ngành luật hiến pháp (tr. 9 - 23) 1. Khái niệm 2. Đối tượng điều chỉnh II. Hiến pháp - Luật cơ bản của nhà nước XHCN (tr. 23 - 27) 1. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp 2. Nội dung và giá trị pháp lý của Hiến pháp XHCN NỘI DUNG I. NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP 1. Khái niệm Ngành luật Hiến pháp còn được gọi là luật Nhà nước, được hiểu với tư cách là 1 ngành luật (không phải là đạo luật Hiến pháp). Nhắc lại kiến thức ở phần trước, phân biệt ngành luật với đạo luật... * KN: Là tổng hợp các QPPL đ/c các quan hệ XH cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, việc xác định những nguyên tắc cơ bản của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, ANQP, đối ngoại, bảo vệ Tổ quốc, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. * Nguồn của luật Hiến pháp bao gồm rất nhiều VBPL như: Hiến pháp, các luật tổ chức nhà nước, luật quốc tịch... Trong đó Hiến pháp là văn bản chủ yếu, có giá trị pháp lý cao nhất, là đạo luật cơ bản, là cơ sở pháp lý cơ bản cho mọi hoạt động của NN và XH, đồng thời là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hệ thống pháp luật nước ta. 2. Đối tượng điều chỉnh Luật Hiến pháp điều chỉnh các QHXH cơ bản nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. Các quan hệ này được phân chia thành các nhóm lớn sau: a) Nhóm quan hệ cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản sau: 1- Xác định bản chất của NN ta, bản chất và nguồn gốc của quyền lực NN: Bản chất NN ta thể hiện ở những điểm cơ bản sau: + Mang bản chất của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN: giải thích rõ điểm này trên cơ sở các điều khoản của Hiến pháp (điều 2, điều 4 Hiến pháp) + Là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân: Nhà nước pháp quyền..... Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân... Cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực của mình là thông qua các cơ quan quyền lực NN (Quốc hội và HĐND), các tổ chức chính trị XH... 2 + Tính dân tộc: Là NN thống nhất của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN... thể hiện tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc... Tóm lại: Bản chất của NN ta là sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc, là chế độ nhà nước dân chủ XHCN. Nguồn gốc của quyền lực NN là thuộc về nhân dân... 2- Xác định cơ chế làm chủ của nhân dân trên cơ sở thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân... Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp.... (nội dung đã có ở phần trước)... Các phương thức bảo đảm thực hiện quyền lực NN của nhân dân: dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, nâng cao hiệu lực hoạt động của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị XH, nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan NN, cán bộ, công chức NN... 3- Xác định hình thức chính thể của NN ta: cộng hoà XHCN. 4- Xác định hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN ta: Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, pháp chế XHCN (chứng minh bằng nội dung Hiến pháp, các luật tổ chức NN...) 5- Xác định hệ thống các chính sách cơ bản của NN về đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hoá XH, quốc phòng, an ninh, thể hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta. b) Nhóm quan hệ XH cơ bản giữa nhà nước và cá nhân. Cá nhân bao gồm: Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Trong đó công dân là chủ thể quan trọng nhất. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. (Điều 49) Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của 1 nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó. Việc xác định quốc tịch VN căn cứ vào Luật Quốc tịch 13/11/2008 (Luật cũ: 20/5/1998): 1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này; 2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam; 4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này; 5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (+ Có quốc tịch do sinh ra; + Được nhập quốc tịch VN; + Được trở lại quốc tịch VN; + Theo điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia; + Được công dân VN nhận làm con nuôi.) * Các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa NN và công dân: ...