Danh mục

Lược khảo văn bản ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.57 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này bước đầu khảo sát tình hình văn bản Ngôn chí thi tập, cung cấp các dữ liệu cần thiết đồng thời thông qua đánh giá nhằm lựa chọn một thiện bản như một sự chỉ dẫn cho công tác giám định, chỉnh lí văn hiến học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lược khảo văn bản ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 13-19 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn LƯỢC KHẢO VĂN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN Phùng Diệu Linh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Ngôn chí thi tập là tập thơ quan trọng của Phùng Khắc Khoan, một tác giả văn học lớn thế kỉ XVI-XVII. Tuy nhiên, cũng như phần lớn văn bản Hán Nôm tại Việt Nam, Ngôn chí thi tập tồn tại nhiều bất cập về mặt văn bản. Chín bản chép tay hiện tồn đều có sự thiếu thống nhất về nhiều phương diện gây khó khăn cho độc giả cũng như quá trình tiếp nhận. Bài viết này bước đầu khảo sát tình hình văn bản Ngôn chí thi tập, cung cấp các dữ liệu cần thiết đồng thời thông qua đánh giá nhằm lựa chọn một thiện bản như một sự chỉ dẫn cho công tác giám định, chỉnh lí văn hiến học. Từ khóa: Ngôn chí thi tập, Phùng Khắc Khoan, văn bản học, văn bản, thiện bản.1. Mở đầu Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) để lại 4 tập thơ chữ Hán gồm Ngôn chi thi tập, Mai Lĩnhsứ hoa thi tập, Đa thức tập, Huấn đồng thi tập, trong đó Ngôn chí thi tập được giới nghiên cứunhận định là tập thơ thành công nhất về mặt nội dung, nghệ thuật. Tuy vậy tình hình văn bản Ngônchí thi tập lại tương đối phức tạp và chưa được khảo sát toàn diện. Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn cho biết: “Sáng tác (của Phùng Khắc Khoan) có Sứ hoa,Ngôn chí, Huấn đồng, Độc thi đa thức tập lưu hành ở đời” [1]. Tuy nhiên sau này do văn bản thấttán, sao chép chồng lấn khiến diện mạo thơ Phùng Khắc Khoan trở nên phức tạp. Ngôn chí thi tậpcũng vì thế mà chịu họa lây. Năm 1985 ông Trần Lê Sáng giới thiệu văn bản VHv.1442 như là một bản tốt nhất hiệnthời. Tuy nhiên ông lại xếp chung thơ đi sứ (Mai Lĩnh sứ hoa thi tập) vào thành phần 2 của Ngônchí thi tập: “Ngôn chí thi tập có 2 phần, phần 1 là Ngôn chí thi phần thứ 2 là Sứ Hoa thi”. PhầnNgôn chí thi chia làm 2 quyển, quyển 1: 40 bài; quyển 2 103 bài. Ông kết luận thơ Ngôn chí gồm143 bài [2]. Trong suốt khoảng thời gian từ nghiên cứu của Trần Lê Sáng cho tới khi những nghiên cứucủa PGS Bùi Duy Tân được công bố văn bản các sáng tác của Phùng Khắc Khoan nói chung vàNgôn chí thi tập nói riêng vẫn tồn tại tương đối lộn xộn với nhiều tên gọi không thống nhất, cùngmột tập nhưng lại bị quy thành nhiều tập và ngược lại. Năm 2000, Bùi Duy Tân lần đâu tiên giới thiệu bản Ngôn chí thi tập đầy đủ nhất là văn bảnVHv.1951. Bản này trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu [3] ghi lầm là VHv.1591,đây thực chất là kí hiệu của cuốn Cổ văn hợp tuyển, điều này gây cản trở cho công tác khảo cứuLiên hệ: Phùng Diệu Linh, e-mail: phungdieulinh@gmail.com 13 Phùng Diệu Linhvăn bản và nhầm lẫn trong thống kê số lượng tác phẩm thuộc Ngôn chí thi tập. Bùi Duy Tân phácthảo lại tương đối mạch lạc diện mạo sáng tác của Phùng Khắc Khoan nói chung và Ngôn chí thitập nói riêng, đưa sáng tác thơ chữ Hán của Trạng Bùng về đúng 4 tập như sơ khai và Ngôn chí thitập được công bố với 5 quyển, hơn 200 bài thay vì 2 quyển hơn 100 bài ban đầu. Có thể nói, chotới nay, Bùi Duy Tân là nhà nghiên cứu có nhiều thành tựu nhất trong nghiên cứu sự nghiệp vănhọc của Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên, do đặc điểm các công trình của Bùi Duy Tân đều mangtính chất lược khảo, “không đặt vấn đề khảo cứu từng văn bản, chỉ lược khảo để có cái nhìn tươngđối về số lượng tác phẩm” [4] nên trên thực tế công tác chỉnh lí văn bản Ngôn chí thi tập gần nhưvẫn còn bỏ ngỏ. Năm 2012, trong phụ lục cuốn sách dày 1000 trang kỉ niệm 500 năm ngày sinh PhùngKhắc Khoan [5], các tác giả đưa ra bảng danh sách các kí hiệu thư tịch sao chép thơ vănPhùng Khắc Khoan trong đó có Ngôn chí hiện đang lưu trữ tại thư viện Hán Nôm, bao gồm:VHv.1951, VHv.1442, A.1364, A.555, A.431; VHv.2163 (Danh gia thi tập); A.132 (Toàn việt thilục); VHb.264. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện thêm 1 bản Ngôn chí, hiện đang lưu trữ tạithư viện Quốc gia Việt Nam mang kí hiệu R7. Như vậy tính tới hiện tại, Ngôn chí thi tập tạm được ghi nhận tồn tại ở 9 bản, toàn bộ là chéptay, ở cả biệt tập và vựng tập. Ngoài vài nét sơ lược về VHv.1442 và VHv.1951 do Trần Lê Sáng vàBùi Duy Tân mô tả, các bản khác chưa được khảo sát, đánh giá chi tiết. Ngoài ra các bản hiện tồncũng không thống nhất về tên gọi, số lượng tác phẩm, cách thức sao chép, thời gian sao chép.... Bài viết này chúng tôi khảo tả 9 văn bản Ngôn chí thi tập kể trên, sơ bộ đánh giá đặc điểm,giá trị văn bản đồng thời lựa chọn một thiện bản dùng cho công tác chỉnh lí văn hiến.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình hình văn bản2.1.1. Các bản l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: