Danh mục

Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương chín: NGOẠI GIAO THỜI QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ (Thế kỷ XVIII)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.78 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phong trào nông dân Tây Sơn phát động khởi nghĩa vũ trang năm 1771 tại Quy Nhơn. Năm 1782, Nguyễn Huệ, lãnh tụ phong trào đưa quân vào Gia Định, đánh đuổi Nguyễn Ánh. Bị đại bại, Nguyễn Ánh phải bỏ thành Gia Định chạy vào Hậu Giang trước khi chạy tiếp ra vùng biển, rồi cho một phái bộ gồm 150 người do Nguyễn Hữu Thụy - em rể Nguyễn Ánh cầm đầu, qua Chân Lạp sang Xiêm cầu viện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương chín: NGOẠI GIAO THỜI QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ (Thế kỷ XVIII)Lược sử ngoại giao VN các thời trướcChương chínNGOẠI GIAO THỜI QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ(Thế kỷ XVIII)I. QUAN HỆ VỚI CHÂN LẠPPhong trào nông dân Tây Sơn phát động khởi nghĩa vũ trang năm 1771 tại Quy Nhơn.Năm 1782, Nguyễn Huệ, lãnh tụ phong trào đưa quân vào Gia Định, đánh đuổi NguyễnÁnh. Bị đại bại, Nguyễn Ánh phải bỏ thành Gia Định chạy vào Hậu Giang trước khi chạytiếp ra vùng biển, rồi cho một phái bộ gồm 150 ng ười do Nguyễn Hữu Thụy - em rểNguyễn Ánh cầm đầu, qua Chân Lạp sang Xiêm cầu viện.Một nhóm chân tay của Nguyễn Ánh là giám mục Bá Đa Lộc cùng một số giáo sĩ Pháp,Tây Ban Nha đem theo hơn 80 người Việt Nam theo đạo Thiên chúa chạy sang ChânLạp.Thấy bọn phản động chạy sang Chân Lạp, Nguyễn Huệ cho người sang thông hiếu vớiChân Lạp. Để tỏ tình giao hảo với nghĩa quân Tây Sơn, triều đình Chân Lạp cho quânchia làm ba đạo đi chặn bắt Nguyễn Ánh và chân tay của y.Đạo quân Chân Lạp thứ nhất gồm hơn 30 thuyền chiến đi theo hướng Rạch Giá đánhđuổi Nguyễn Ánh tới Sơn Chiết. Nguyễn Ánh và tùy tùng trốn thoát ra Hà Tiên, xuốngthuyền chạy ra đảo Phú Quốc.Đạo quân Chân Lạp thứ hai đi đón bắt bọn Nguyễn Hữu Thụy. To àn bộ phái đoàn đi cầuviện Xiêm của Nguyễn Ánh bị quân Chân Lạp bắt và tiêu diệt gọn.Đạo quân Chân Lạp thứ ba được lệnh đi lùng bắt bọn Bá Đa Lộc đang ẩn náu trong đấtChân Lạp. Bọn Bá Đa Lộc phải lẩn trốn vào rừng.Vì có quan hệ ngoại giao từ trước, Nguyễn Huệ được sự giúp đỡ tận tình của Chân Lạpvề quân sự để truy kích bọn phản động Nguyễn Ánh.Cũng do mối quan hệ hữu nghị đó mà một năm sau nghĩa quân Tây Sơn đã giúp ChânLạp giữ được nước. Số là trong mấy tháng cuối năm 1783, một số người Mã Lai đemquân sang đánh chiếm Chân Lạp. Nước Chân Lạp cầu viện nghĩa quân Tây Sơn. Tháng12 năm 1783, tướng Tây Sơn Trương Văn Đa đem quân sang Chân Lạp đánh đuổi quânMã Lai, giải phóng đất nước Chân Lạp. Quân Mã Lai chạy trốn sang Xiêm. Sau khi giúpChân Lạp thành công, nghĩa quân Tây Sơn rút về Gia Định.Dưới sự lãnh đạo của anh hùng Nguyễn Huệ, quan hệ hữu nghị Nguyễn (Tây Sơn) - ChânLạp đã giúp Chân Lạp thoát được cuộc xâm lược của người Mã Lai .II. QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐCNghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã chiến thắng oanh liệt hơn 30 vạn quânThanh và quân nhà Lê, bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Nhưng nạn ngoại xâm vẫncòn đe dọa nghiêm trọng. Hai mươi chín vạn quân Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn trên đấtnước Việt Nam là một thất bại nhục nhã của quân xâm lược. Chúng không thể không tínhđến việc trả thù.Tin Tôn Sĩ Nghị thất bại thảm hại về tới Yên Kinh, vua tôi nhà Thanh vội vàng cho tổngđốc Vân Quý là Phúc Khang An thay Tôn S ĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng, kiêm đôđốc 9 tỉnh với trọng trách điều động quân dân 9 tỉnh, lấy 50 vạn quân tiến sang Việt Namđánh trả thù cho trận thất bại vừa qua.Nhưng đánh trả thù cũng không phải là việc dễ. Muốn phục thù mà vẫn trờn trợn, vì thuađau quá. Nhất là ở những nơi có những kẻ vừa chiến bại ở Việt Nam về thì không chỉtrờn trợn mà sợ thật sự, sợ chiến tranh lại tái diễn với Việt Nam.Tin quân đội Tây Sơn sẽ vượt biên giới đi sâu vào nội địa Trung Quốc để truy nã bọn bánnước Lê Chiêu Thống đã làm náo động cả miền Hoa Nam. Từ cửa ải nam Quan trở lênphía bắc, già trẻ lớn bé dắt díu bồng bế nhau chạy trốn, cả một quãng dài vài trăm dặm,lặng ngắt không còn bóng người. Trước tình hình ấy, quan quân nhà Thanh ở vùng biêngiới không thể không lo đối phó. Người chịu trách nhiệm về việc quân ở biên giới QuảngTây lại chính là Tả giang binh bị đạo Thang Hùng Nghiệp vừa chết hụt ở Việt Nam,mới chạy trốn được về tới Quảng Tây. Thang Hùng Nghiệp tự lượng thấy không thểđương đầu với quân đội Tây Sơn, một khi Nguyễn Huệ cho quân vượt biên giới tiến sang,cho nên y tìm cách hòa hoãn với quân đội Tây Sơn.Sáng sớm ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789, Thang Hùng Nghiệp từ bến Tây Longtheo Tôn Sĩ Nghị lật đật chạy trốn lên phía ải Nam Quan qua biên giới về nước. Sau khivề được Quảng Tây, ngày 18 tháng giêng Kỷ Dậu (1789), y viết thư cho đại tướng ViệtNam là Hám Hổ Hầu (chưa rõ lai lịch của Hám Hổ Hầu. Có ý kiến cho Hám Hổ Hầu làVõ Văn Dũng (?)) đề nghị hoãn binh và yêu cầu Hám Hổ Hầu trình bày với Nguyễn Huệnhững lẽ hơn thiệt về việc giảng hòa với triều đình nhà Thanh; Thang Hùng Nghiệp xintình nguyện đứng ra làm trung gian điều đình.Cũng tháng giêng năm Kỷ Dậu, Phúc Khang An - người thay Tôn Sĩ Nghị làm tổng đốcLưỡng Quảng, tới Quảng Tây thi hành nhiệm vụ điều động 50 vạn quân để tiến đánh ViệtNam, phục thù cho trận thất bại của Tôn Sĩ Nghị. Nhưng Phúc Khang An là người từngphụ trách quân lương trong đoàn quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trước đây, đã chứngkiến sự thất bại nhục nhã của Tôn Sĩ Nghị, cho nên cũng thấy cái thế khó thắng của mình.Vì vậy, cũng như Thang Hùng Nghiệp, tổng đốc Phúc Khang An cũng muốn hòa hoãnvới quân đội Tây Sơn, dập tắt mưu đồ phục thù của tri ...

Tài liệu được xem nhiều: