Danh mục

Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xa xưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢCLược sử ngoại giao VN các thời trướcChương mộtBA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNHTỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢCI. TỪ TRUYỀN THỐNG HÒA BÌNH HỮU NGHỊ VỚI CÁC DÂN TỘC ĐẾN LIÊNMINH ĐỐI NGOẠI CHỐNG NGOẠI XÂMDân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Côngnguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xaxưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm. Vì nước ta đã có những thời kỳ bị giặcngoài xâm lược liên tục hàng nghìn năm. Không mấy thế kỷ là không có ngoại xâm.Chiến tranh liên miên, sử sách, dấu tích, kỷ vật gần như không còn. Nghiên cứu đời sốngcủa Tổ tiên ta trước Công nguyên và những thế kỷ đầu Công nguyên là cực khó. Tìmhiểu lịch sử ngoại giao của Tổ tiên ta ở những thời kỳ đó lại càng khó.Nhưng qua truyền thuyết và những tư liệu thành văn của nước ngoài, chúng ta cũng biếtđược đôi điều về hoạt động đối ngoại của Tổ tiên ta thời Hùng Vương và thời An DươngVương.Vào thời kỳ đó người Hán cũng thành lập Nhà nước Trung Quốc đầu tiên ở vùng SơnTây, Cam Túc miền Bắc Á. Hai nước xa nhau hàng vạn dặm, cách nhau bởi nhiều lãnhthổ, nhiều địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vậy mà người Việt Nam thờibấy giờ đã có những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với người Trung Quốc nơi xa xôi đó.Sử sách Trung Quốc ghi nhận: năm Mậu Thân (tức năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêu ởTrung Quốc) theo dương lịch là năm 2353 trước Công nguyên, một sứ bộ ngoại giao đầutiên của vua Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc. Theo sử Trung Quốc thì sứbộ của ta đã qua hai lần thông dịch mới tới được Trung Quốc. Điều đó cho thấy sứ bộ tađã tiếp xúc ngoại giao với nhiều dân tộc khác trên con đường tới Trung Quốc. Trong điềukiện đường đất xa xôi, cách trở như vậy, mà sứ bộ của ta đã kỳ công đem tặng vuaNghiêu (Trung Quốc) một con rùa rất lớn. Theo sử Trung Quốc thì con rùa này đã sốngmột nghìn năm, trên mai rùa có khắc chữ, ghi sự việc từ khi trời đất mới mở mang. Ởphương Đông, từ thời cổ, rùa là biểu tượng của sự sống trường tồn hàng nghìn, vạn năm.Về ngoại giao, Nhà nước ta thời vua Hùng tặng Nhà nước Trung Quốc thời vua Nghiêucon rùa quý này với một ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn cho quan hệ thân thiện giữa hainước được bền vững, dài lâu.Hơn một nghìn năm sau, Việt Nam và Trung Quốc vẫn xa nhau hàng vạn dặm, nhưngmột sứ bộ ngoại giao của ta lại sang thăm Trung Quốc lần thứ hai (vào năm thứ 6 đời vuaThành Vương nhà Chu) tức năm 1110 trước Công nguyên. Theo sử Trung Quốc, qua balần thông dịch, sứ bộ của ta mới tới kinh đô nhà Chu ở vùng Cam Túc. Sứ bộ ngoại giaota đem tặng vua nhà Chu Trung Quốc chim trĩ trắng là loại chim quý nhất ở phương Namthời ấy. Nhà Chu Trung Quốc trân trọng đáp lại, cho làm năm cỗ xe có kim chỉ nam đểđưa sứ bộ ngoại giao ta về nước (Những tư liệu về ngoại giao này đều có ghi chép trongcác sử sách của Trung Quốc thời trước, như: Sử ký Tư Mã Thiên, Thượng thư đại truyện,Hậu Hán thư, Thiếu vi thống gián, Phương dư kỉ yếu, Việt kiệu thư, Cương mục tiềnbiên, Ngự phê thông giám tập lãm.Dựa theo truyền thuyết và theo sử sách của Trung Quốc, các sử gia Việt Nam cũng ñaõghi lại những sự kiện trên trong: Lĩnh nam trích quái, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toànthư, Việt sử thông giám cương mục, Việt sử thông giám khảo lược)Những sự tiếp xúc đối ngoại của dân tộc ta mà sử sách Trung Quốc ghi lại được chứngminh rằng dân tộc ta đã dựng nước sớm, tiến hành ngoại giao cũng sớm và rất chủ độngtrong ngoại giao. Với những dân tộc ở xa như Trung Quốc thời ấy, dân tộc ta cũng chủđộng cho sứ tới giao thiệp, không ngo ài mục đích tỏ tình thân thiện giữa hai dân tộc.Phong cách ngoại giao của ta thời Hùng Vương còn cho thấy dân tộc ta là một dân tộcsớm có văn hiến, hiểu biết được những biểu tượng cao đẹp của tình cảm con người vớicon người, của dân tộc này với dân tộc khác và biết sử dụng những biểu tượng đó làmquà tặng trong giao tiếp đối ngoại. Từ thời bấy giờ, dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết, hữunghị trong sáng, nhiệt tình và chân thành với tất cả các dân tộc, dù ở xa ta hàng vạn dặm.Đường lối, chính sách và phong cách ngoại giao vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộcđã trở thành truyền thống đối ngoại của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển lịch sử, mốiquan hệ của dân tộc ta với các dân tộc khác không phải lúc nào cũng hòa bình, phẳnglặng, yên t ĩnh; trái lại, ta cũng luôn luôn bị dân tộc này, dân tộc khác gây xung đột bằngvũ lực, nhiều khi rất quyết liệt, t àn khốc. Nhưng khi xung đột chấm dứt, ta lại chủ độnggiao hảo với những dân tộc thù địch để thiết lập lại quan hệ hòa bình hữu nghị, xóa bỏnhững hận thù dân tộc, có hại cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người.Trong các thời đại xã hội có giai cấp, nhất là thời phong kiến, quan hệ đối ngoại giữa cácnước phổ biến là một thứ quan hệ bất bình đẳng cá lớn nuốt cá bé, nước lớn xâm lượcnước nhỏ, ...

Tài liệu được xem nhiều: