Danh mục

Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương mười NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN (Thế kỷ XIX)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.65 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nhưng năm cuối thế kỷ XVIII, dòng chúa Nguyễn có Nguyễn Ánh nổi lên chống lại phong trào Tây Sơn. Nguyễn Ánh tích cực hoạt động ngoại giao để tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương mười NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN (Thế kỷ XIX)Lược sử ngoại giao VN các thời trướcChương mườiNGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN(Thế kỷ XIX)I. NGOẠI GIAO CỦA HỌ NGUYỄN Ở GIA ĐỊNH NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶXVIIITrong nhưng năm cuối thế kỷ XVIII, dòng chúa Nguyễn có Nguyễn Ánh nổi lên chốnglại phong trào Tây Sơn. Nguyễn Ánh tích cực hoạt động ngoại giao để t ìm sự giúp đỡ từbên ngoài. Giúp đỡ về tinh thần và vật chất, về chính trị hay về quân sự, đối với NguyễnÁnh lúc này, đều là cần thiết.Quan hệ ngoại giao giữa nhà nước với nhà nước tuy chưa có, nhưng Nguyễn Ánh vẫnthường xuyên liên hệ với người phương Tây để thuê mượn họ giúp việc tổ chức quân độivà nhờ họ mua sắm tàu thuyền, vũ khí châu Âu.Người Pháp, người Bồ Đào Nha đã tới làm việc với Nguyễn Ánh. Từ nhưng năm cuối thếkỷ XVIII, một số người Pháp đã cầm vũ khí cùng Nguyễn Ánh chống lại nhân dân ViệtNam, chống phong trào Tây Sơn.Năm 1790, Nguyễn Ánh nhờ võ quan Pháp củng cố quân đội và xây dựng lại thành GiaĐịnh theo kiểu thành châu Âu.Bộ binh của Nguyễn Ánh có 40 võ quan Pháp.Thủy binh của Nguyễn Ánh có hai tàu chiến kiểu châu Âu do võ quan Pháp chỉ huy.Cuối năm 1790, Nguyễn Ánh cho người đi Gia-các-ta (thuộc In-đô-nê-xi-a), tìm muabinh khí châu ÂuNăm 1791, Nguyễn Ánh viết thư gửi vua Bồ Đào Nha, nhờ một người lái buôn Bồ ĐàoNha là Chu-gi-nô-nhi đưa về nước xin mua 2 vạn súng điểu thượng, 2 nghìn cỗ đại bácbằng gang, mỗi cỗ nặng 100 cân, 2 nghìn viên đạn gang, đường kích 10 tấc.Năm 1793, Nguyễn Ánh lại nhờ hai người Pháp sang Ma-lac-ca và Goa (thuộc Ấn Độ)mua vũ khí.Với Trung Quốc, tuy chưa có ngoại giao chính thức, Nguyễn Ánh cũng đã hai lần chongười sang Trung Quốc. Lần thứ nhất (1796), Nguyễn Ánh cho Chu Văn Yên sang TrungQuốc mua sách và mua hàng hóa. Lần thứ hai (1798), Nguyễn Ánh cho Ngô Nhân Tĩnhđem thư sang Quảng Đông hỏi thăm tin tức của Lê Chiêu Thống. Ngô Nhân Tĩnh đếnQuảng Đông, biết vua Lê Chiêu Thống đã chết, trở về ngay báo cho Nguyễn Ánh biết.Được tin này, Nguyễn Ánh mưu đồ bỏ ngôi chúa, và chuẩn bị ngự trị ngôi vua.II. NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG (1802-1819)Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long và từđây tiến hành ngoại giao với tư cách một quốc vương mở đầu triều đại mới.1. Ngoại giao với Trung QuốcCũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long Nguyễn Ánh tiến hành ngoạigiao là Trung Quốc. Tháng 5 năm Nhâm Tuất, sau khi lên ngôi vua, Gia Long cho mộtđoàn sứ giả đem đồ uống sang Quảng Đông cầu phong triều đ ình Trung quốc. Dẫn đầuđoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ.Đoàn sứ giả sang Quảng Tây, bọn quan lại nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lênBắc Kinh, còn giữ đoàn sứ ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đ ình có cho sứ giả lên BắcKinh triều yết hay không.Nguyễn Ánh cho đoàn sứ đem theo mấy tên tướng Tàu Ô Trung Quốc bị quân Nguyễnbắt để nộp cho nhà Thanh. Triều đình Thanh lệnh cho quan tỉnh Quảng Tây xử tử nhữngtên tướng Tàu Ô, nhưng vẫn chưa lệnh cho sứ giả của Gia Long lên Bắc Kinh.Thấy sứ giả đi từ tháng 5 mà mấy tháng sau vẫn còn ở Quảng Tây, Gia Long cho ngườilên cửa ải Nam Quan, đưa thư sang hỏi quan tỉnh Quảng Tây và chờ tin trả lời.Ít lâu sau, Gia Long được triều đình Bắc Kinh báo cho biết là đoàn sứ Trịnh Hoài Đức chỉmới là đoàn sứ đem nộp đồ cống, phải cho một đoàn sứ khác đem biểu văn cầu phongsang. Khi đoàn sứ cầu phong tới Quảng Tây sẽ cùng đoàn sứ Trịnh Hoài Đức lên BắcKinh.Gia Long phải nghe theo, lại cho một đoàn sứ nữa gồm Lê Quang Định làm chánh sứ, LêChính Lộ và Nguyễn Gia Cát làm phó sứ đem đồ cống và biểu văn sang cầu phong. Đoànsứ Lê Quang Định còn làm thêm một nhiệm vụ là báo cho nhà Thanh biết Gia Long đổitên nước ta là Nam Việt. Nước ta lấy tên nước là Đại Việt từ lâu đời. Có lẽ Gia Long sợTrung Quốc không bằng lòng: Trung Quốc là Đại Thanh, ta là Đại Việt, hai nước cùngĐại cả, tức là ngang hàng nhau, cho nên Gia Long t ự ý đổi là Nam Việt.Mùa thu năm 1803, triều đình Bắc Kinh cho viên án sát tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Xâm đisứ sang Việt Nam tuyên phong cho Gia Long.Sứ Trung Quốc Tề Bố Xâm chỉ sang Thăng Long để làm lễ tuyên phong như các thờitrước, không chịu vào Phú Xuân.Gia Long phải từ Phú Xuân tiến hành ngự giá Bắc tuần để bái yết sứ Thanh và tiếpnhận chiếu phong vương.Đầu năm Giáp Tý (1804), sứ Trung Quốc tới Thăng Long. Ngày 13 tháng giêng nămGiáp Tý, lễ tuyên phong tổ chức tại điện Kính Thiên.Vua Thanh cho sứ đem gấm, đoạn và nhiều phẩm vật sang tặng vua Việt Nam. Về t ênnước ta, vuaThanh không muốn ta dùng tên Nam Việt là tên nước đã có từ thời Triệu Đà,bao gồm cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Nên sau này tên nước được gọi là ViệtNam như ngày nay.Gia Long cho một đoàn sứ giả do Lê Bá Phẩm làm chánh sứ, Trần Minh Nghĩa, NguyễnĐăng Đệ làm phó sứ đem thư, tặng phẩm sang tạ vua Thanh. Tặng phẩm tức là lễ cốnghàng năm, gồm 200 lạng vàng, 1.000 lạng bạc, 100 tấm lụa, ...

Tài liệu được xem nhiều: