Nghiên cứu về NNPQ nói chung không chỉ dừng lại ở khái niệm của nó mà cần thiết phải nghiên cứu lịch sử tư tưởng, lịch sử hình thành và phát triển. Vì nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể. Từ thời cổ đại, mầm mống về tư tưởng NNPQ đã xuất hiện cả ở phương Đông và ở phương Tây. Ở phương Đông, đó được xem là tư tưởng pháp trị của các nhà pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi...Quản Trọng chủ trương đề...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lược sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền Lược sử tư tưởng Nhà nước pháp quyềnNghiên cứu về NNPQ nói chung không chỉ dừng lại ở khái niệm của nó mà cầnthiết phải nghiên cứu lịch sử tư tưởng, lịch sử hình thành và phát triển. Vì nghiêncứu khoa học đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể.Từ thời cổ đại, mầm mống về tư tưởng NNPQ đã xuất hiện cả ở phương Đông vàở phương Tây. Ở phương Đông, đó được xem là tư tưởng pháp trị của các nhàpháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi...Quản Trọng chủ trương đềcao Luật, lệnh, hình, chính, vua phải giữ pháp, không vì vua muốn mà thay đổilệnh, lệnh đáng tôn hơn vua. Hàn Phi coi pháp là chuẩn mực cao nhất của việc caitrị đất nước, khi thi hành pháp luật thì không kể đến tình cảm riêng, không câu nệchuyện thân sơ, sang hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật .Theo ông, pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mìnhtheo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻdũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cáiđúng không bỏ sót kẻ thất phu.[1]Ở phương Tây, mầm mống tư tưởng pháp quyền lúc bấy giờ là chống lại thuyếtđặc miễn trách nhiệm của nhà vua, tư tưởng về NNPQ ra đời chống lại sự chuyênquyền, độc đóan, gắn liền với việc xác lập và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộngquyền và hỗn lọan là cái tương phản với công bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ.Các nhà tư tửơng pháp quyền thời kì này tiêu biểu là Solon(638-559TCN),Heraclite (530-470 TCN), Socrate (469-399TCN), Platon (427-347TCN), Aristote (384-322 TCN), Ceceron (106-43 TCN),...Solon chủ trương:giảiphóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sứcmạnh và pháp luật, Platon cho rằng Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật làđiều kiện tồn tại của pháp luật, Aristote khẳng định pháp luật phải thống trị trên tấtcả, ông đề ra thuyết ba chức năng, phân biệt ba loại quyền lực Nh à nước: nghịviện, chấp hành và xét xử...Ceceron thể hiện tư tưởng của pháp luật bằng cách đặtcâu hỏi:pháp luật là gì nếu không phải là trật tự chung?.Theo ông, pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ Nhà nước và cho rằng: Nhà nướclà NNPQ không phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì về cộinguồn, về bản chất, Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhândân.[2]Thời trung cổ, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng thời kì này không có mầm mốngtư tưởng về NNPQ vì sự ngự trị của bóng đêm thần học. Tuy nhiên,cũng có ngườicho rằng vẫn có những mầm mống về NNPQ trong chính các nhà tư tưởng thầnhọc.Tác giả công trình này đồng ý với quan điểm này.Vì tư tưởng về NNPQ là tưtưởng tiến bộ hướng đến bình đẳng, công bằng, dân chủ...Đó là nguyện vọng, khát khao của con người, dù trong hoàn cảnh nào, trong xã hộinào, các thế lực thống trị có làm gì đi chăng nữa thì những tư tưởng đó vẫn tồn tạidưới hình thức này, hình thức khác.Các nhà thần học thời kì này tiếp thu tư tưởngtừ các triết gia cổ đại. Vì vậy, tiếp cận đến tư tưởng về NNPQ là hoàn toàn có thểxảy ra.Cũng như Saint Thomas đã cơ đốc giáo hóa triết học Aristote thì SaintAugustin đã cơ đốc giáo hóa triết học Platon mà ông đã tu dưỡng qua Ceceron.Cũng chính vì điều này, tư tưởng pháp quyền trung cổ gắn liền với Saint Augustin(357-430) và Saint Thomas DAquin (1225-1247). Saint Augustin cho rằng quyềnlực Nhà nước phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục vụ. Đó là công cụđể thực hiện tình yêu và sự công bằng...Saint Thomas DAquin cho rằng trật tựpháp lí đem đến cho con người cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt đến sự dồidào về vật chất, tinh thần; xã hội công dân sẽ thay thế xã hội thần dân. Ông chia rabốn loại pháp luật: luật vĩnh cửu, luật tự nhiên, nhân luật và thần luật...Thời kì cận đại, tư tưởng về NNPQ thực sự có bước phát triển mới. Nó đã trởthành một học thuyết và đã trở thành hiện thực, được vận dụng ở một số quốc giaphương Tây, mà ta gọi là NNPQ TBCN hay NNPQ Tư sản để phân biệt vớiNNPQ XHCN sau này. Sự phát triển lí luận học thuyết NNPQ Tư sản chịu ảnhhưởng của hai luồng tư tưởng: Một là, sự khẳng định ngày càng cao những quanđiểm mới về tự do của con người, thông qua việc tôn trọng tính tối cao của phápluật - pháp luật tự nhiên. Hai là, xác lập mói tương quan giữa quyền lực chính trịmới giữa giai cấp tư sản đang lên và chế độ phong kiến đã lỗi thời. Hơn nữa, cầnloại trừ tình trạng (khả năng ) độc quyền, bán quyềnlực trong cơ quan hay cá nhancụ thể. Học thuyết NNPQ vì lẽ đó gắn liền với chủ nghĩa lập hiến tư sản.[3]Thời kì này, học thuyết NNPQ được bổ sung, hoàn thiện, phát triển qua các giaiđoan lịch sử khác nhau. Đó là lí thuyết về pháp quyền tự nhiên của các nhà triếthọc Hà Lan thế kỷ XVI-XVII với các đại diện: B. Spinoza (1632-1677), H.Grotius (1583-1645);lí thuyết về tự do của các nhà duy vật Anh thế kỷ XVII vớicác đại diện như : J. Locke (1632-1704)-người thể hiện rõ rệt nh ...