Danh mục

Luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Hoàng Lê nhất thống chí

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu viết bằng chữ Hán của Ngô gia văn phái. Tác phẩm là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Hoàng Lê nhất thống chíTài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn pháiĐề bài: Hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên thật cao đệp trong hồi thứ mườibốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Đó là một con người có khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốtvà tài thao lược hơn người.Em hãy làm rõ điều đó qua việc phân tích trích đoạn Hoàng Lê nhất thống chí được in trong sách Ngữvăn 9.DÀN Ý CHI TIẾTI. MỞ BÀITrong nền văn học cổ Việt Nam, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là một cuốn tiểu thuyếttiêu biểu viết bằng chữ Hán của Ngô gia văn phái. Tác phẩm là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hộiphong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Mười bảy hồi của tácphẩm đã ghi lại cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê - Trịnh và phong trào phát triển của phong tràoTây Sơn với hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đánh thắng thù trong giặc ngoài.Hồi thứ 14 của tác phẩm đã kể lại lần thứ 3 ra Bắc của Nguyễn huệ với chiến công thần kỳ vào bậcnhất trong lịch sử đại phá 20 vạn quân Thanh chỉ trong 10 ngày và ở đây, hình tượng người anh hùng áo vảiQuang Trung với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người mãi mãi là hình ảnh đẹptrong những trang lịch sử chói ngời của dân tộc.II. THÂN BÀI1. Trước hết ở Quang Trung là hình ảnh vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt, có hành động mạnhmẽ quyết đoán.- Sự sáng suốt của Nguyễn Huệ chính là ở việc nhận định tình hình và quyết định lên ngôi hoàng đế:+ Khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc Hà chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì lúc đó NguyễnHuệ mới chỉ là Bắc Bình Vương đang ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo Nguyễn Huệ đã định “thânchinh cầm quân đi ngay” song trước lời bàn của các tướng sĩ, ông đã nhận thấy rằng cần phải lên ngôihoàng đế, chính vị niên hiệu rồi mới đàng hoàng xuất quân. Ở cương vị của Nguyễn Huệ, việc tiếp thu lờibàn của các tướng sĩ, biết lắng nghe và thực thi những điều ngoài ý định của mình, đó chính là một sự sángsuốt, sự sáng suốt của vị chỉ huy biết làm gì để đem đến những lợi chung cho sự nghiệp. Cho nên chỉ trongmột ngày Nguyễn Huệ đã làm xong 2 việc lớn: lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và cũng ngày25 tháng Chạp, Mậu Thân, đã kịp thời hạ lệnh xuất quân. Việc lên ngôi trong tình thế cấp bách ấy đủ đểthấy sự sáng suốt trong trái tim của con người luôn biết vì đất nước.+ Quang Trung còn là người mưu lược sáng suốt khi nhận định tình hình của giặc, của ta. Ta hãynghe Quang Trung dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ra Bắc: “trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đãphân biệt rõ ràng …”. Và để khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ, để nêu bật chính nghĩa của ta và sự phiHocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò ViệtTổng đài tư vấn: 1900 58-58-12- Trang | 1 -Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn pháinghĩa của địch, ông đã dẫn ra một hệ thống song hành liên tục: cứ một triều đại phong kiến phương Bắc thìđi liền với một nhân vật kiệt xuất, tiêu biểu phương Nam. Rồi để giúp tướng sĩ nhận ra chân tướng “Phù Lêdiệt Trịnh” của Tôn Sĩ Nghị, nhận ra dã tâm, bản chất xâm lược của quân Thanh. Ông khéo léo khích lệtướng sĩ khi ngợi ca truyền thống đánh giặc của tổ tiên để từ đó mà kêu gọi tướng sĩ “những kẻ có lương tri,lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”. Lời lẽ phân tích của đấng minhquân thật rõ ràng, lập luật thật chặt chẽ khiến ta nhớ tới “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và nhớ tới“Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Có thể nói Quang Trung thật sáng suốt khi nhậns thấy rõ bản chấtcủa kẻ thù và cũng rất sáng suốt khi khơi gợi lòng yêu nước cho nên quân lính nhất nhất “xin vâng lệnhkhông dám hai lòng”.- Ở Quang Trung còn là sự quyết đoán mưu lược trước mọi biến cố, quyết đoán trong việc nhìn nhậnbề tôi, ở cương vị hoàng đế việc nhìn nhận bề tôi là một điều quan trọng. Qua lời lẽ phân tích của ông đốivới Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, những người mà đáng lẽ ra đang có tội “quân thua chém tướng” songQuang Trung rất hiểu năng lực của họ cho nên ông đã nhận rõ các tướng lĩnh của mình đều là “hạng võdũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tuỳ cơ ứng biến là không có tài”. Vì thế ông đã xếp Ngô ThìNhậm hỗ trợ cho họ. Hiểu rõ tướng lĩnh của mình, Quang Trung không phạt họ mà trái lại họ còn an ủiđộng viên họ “biết lo xa biết làm cho kẻ địch chủ quan kiêu ngạo”. Cách hiểu người, dùng người đến mứctri âm tri kỷ mà sáng suốt như thế chỉ có ở Quang Trung. Nhờ có sự sáng suốt am hiểu bề tôi tường tận, ânuy đúng mực như vậy bậc anh quân đó đã tập hợp, tổ chức được lực lượng giống như Lê Lợi xưa kia:“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phớiTướng sĩ một lòng phu tử, hoà nước song chén rượu ngọt ngào”- Ở Quang Trung ta còn thấy một sự sáng suốt thật đáng quý, đó là tầm nhìn xa trông rộng. Cho dùquân Thanh đang đóng gần hết đất Bắc Hà như ...

Tài liệu được xem nhiều: