Danh mục

Lý luận dạy học - Phần 3

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 384.68 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính quy luật Trong một số tài liệu của lý luận dạy học có đề cập đến tính quy luật. Có những cách hiểu về tính quy luật khác nhau. Một số hiểu tính quy luật rộng hơn quy luật. Một số khác hiểu tính quy luật là quy luật được nhận thức chưa đầy đủ. Trong việc nghiên cứu các vấn đề về lý luận dạy học, có ý kiến cho rằng nên hiểu tính quy luật theo nghĩa thứ hai. - Cơ sở phương pháp luận để phát hiện các quy luật dạy học Babanxki Iu. K...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận dạy học - Phần 3hợp cứ lượng đổi là chất đổi). + Tính quy luật Trong một số tài liệu của lý luận dạy học có đề cập đến tính quy luật. Có những cáchhiểu về tính quy luật khác nhau. Một số hiểu tính quy luật rộng hơn quy luật. Một số kháchiểu tính quy luật là quy luật được nhận thức chưa đầy đủ. Trong việc nghiên cứu các vấn đềvề lý luận dạy học, có ý kiến cho rằng nên hiểu tính quy luật theo nghĩa thứ hai. - Cơ sở phương pháp luận để phát hiện các quy luật dạy học Babanxki Iu. K (1983) cho rằng quan điểm hệ thống cấu trúc duy vật biện chứng là cơsở phương pháp luận chủ đạo để nghiên cứu các quy luật dạy học. Quan điểm này cho phépnghiên cứu một cách liên tục và có hệ thống các mối liên hệ quy luật giữa quá trình dạy họcvà hệ thống các điều kiện bên ngoài có quan hệ với nó, xem xét các mối liên hệ giữa các quátrình dạy-học và giữa các yếu tố riêng biệt của bản thân quá trình dạy học. - Quy luật dạy học + Khái niệm Theo cách hiểu như trên có thể nói quy luật dạy học phản ánh mối quan hệ chủ yếu,tất yếu và bền vững giữa các thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học (và giữa các yếu tốtrong từng thành tố). + Hệ thống các quy luật dạy học Quan điểm hệ thống cấu trúc cho phép tìm ra một hệ thống hoàn chỉnh và mở ra khảnăng hoàn thiện hệ thống quy luật dạy học. Thái Duy Tuyên (1998) đã phân chia cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học thành batầng: bên ngoài quá trình dạy học là môi trường; bản thân quá trình dạy học với các thành tốcủa nó (mục đích, nội dung, phương pháp...) và mỗi thành tố trong cấu trúc của quá trình dạyhọc, bản thân nó lại là một cấu trúc bao gồm các yếu tố (ví dụ thành tố mục đích dạy học baogồm ba yếu tố: tri thức, kỹ năng và thái độ). Dựa vào cấu trúc của quá trình dạy học ông nêulên các mối liên hệ cơ bản từ đó xây dựng hệ thống các quy luật dạy học. + Mối liên hệ giữa môi trường bên ngoài và quá trình dạy học. Jean Vial (1986) đặt ngũ giác sư phạm trong môi trường (hình 4-tr 18). Môi trườngbên ngoài ngũ giác sư phạm bao gồm: môi trường quốc tế, môi trường xã hội (gia đình, cộngđồng, xã hội, kinh tế, văn hóa, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, dịch vụ...) và môitrường nhà trường bao gồm những điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy học như: điều kiệnvề cơ sở vật chất-kỹ thuật (trường sở, phòng thí nghiệm-thực hành, xưởng thực tập...), điềukiện về thông tin (thư viện, phòng máy tính, công nghệ thông tin...), điều kiện về quản lý nhàtrường (quản lý hành chính, tài chính, học chính, quản lý nhân lực...và cơ chế điều hành bộmáy như luật lệ, nội qui, phân công, phân cấp...). Do đó sẽ có các mối liên hệ như: mối liênhệ giữa dạy học và sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, cộng đồng...; mối liênhệ giữa dạy học và sự phát triển về sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, dịch vụ...; mốiliên hệ giữa dạy học và sự nâng cấp về cơ sở vật chất-kỹ thuật, thông tin, quản lý nhà trường... Đây là những mối liên hệ bao trùm lên toàn bộ quá trình dạy học, ảnh hưởng tới tất cảcác thành tố của nó, là cơ sở để đề xuất các quy luật chung nhất. + Mối liên hệ giữa các thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học với nhau như:mối liên hệ giữa mục tiêu-nội dung và phương pháp dạy học, liên hệ giữa hoạt động dạy của 34GV và hoạt động học của HS... Những mối liên hệ này là cơ sở để phát hiện những quy luật chung. + Mối liên hệ giữa các yếu tố trong từng thành tố như: liên hệ giữa phẩm chất sưphạm và năng lực sư phạm của người GV, liên hệ giữa học lực và hạnh kiểm của người HS,liên hệ giữa tri thức, kỹ năng và thái độ trong mục tiêu dạy học... Đây là cơ sở để phát hiện racác quy luật đặc thù. Từ đó hệ thống các quy luật dạy học bao gồm: + Các quy luật chung nhất: quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự pháttriển sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, dịch vụ...; quy luật thống nhất biện chứnggiữa dạy học và sự phát triển các điều kiện dạy học của nhà trường... + Các quy luật chung biểu thị mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc của quátrình dạy học: quy luật thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạyhọc; quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS... + Các quy luật đặc thù: quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học tri thức-kỹ năngvà thái độ trong quá trình dạy học; quy luật thống nhất biện chứng giữa rèn luyện phẩm chấtvà rèn luyện năng lực sư phạm trong cấu trúc nhân cách người GV... Các quy luật dạy học cần được nghiên cứu và vận dụng để lãnh đạo, tổ chức, điềukhiển một cách khoa học hoạt động dạy học từ cấp vĩ mô (cấp quốc gia) đến cấp vi mô (mộttiết học). Trong đó cần nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả quy luật cơ bản của quá trình dạy học. 1.3.1.2. Quy luật cơ bản của quá trình dạy học Trong các quy luật trên, quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của GVvà hoạt động học của HS được coi là quy luật cơ bản của quá trình dạy học. Bởi vì quy luậtnày phản ánh mối quan hệ giữa hai thành tố cơ bản, hai thành tố trung tâm đặc trưng cho tínhchất hai mặt của quá trình dạy học: hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập củaHS. Mặt khác, quy luật này chi phối, ảnh hưởng tích cực tới các quy luật khác của quá trìnhdạy học và các quy luật khác chỉ có thể phát huy tác dụng tích cực dưới ảnh hưởng tác độngcủa quy luật cơ bản này. Xem xét quy luật cơ bản của quá trình dạy học cũng tức là xem xét mối quan hệ GV-HS, quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Jean Vial (1986) khi xem xét cấu trúc của quá trình dạy học, ông đã cho rằng tế bàocủa quá trình dạy học là sự tác động qua lại giữa GV, HS và đối tượng (ĐT) mà GV cần nắmvững để dạy còn HS cần nắm vững để học. Do đó ông đã đưa ra một tam giác thể hiện mốiquan hệ giữa GV, HS và ĐT. Tam giác có ba đỉn ...

Tài liệu được xem nhiều: