Danh mục

Lý luận dạy học - Phần 8

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.71 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi HS tùy theo năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình mà có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ khoa học, hội “các nhà khoa học trẻ”, dạ hội khoa học hay nghệ thuật... Yêu cầu cần tuân thủ khi tổ chức hoạt động ngoại khóa: Để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt được hiệu quả cao, một mặt yêu cầu HS phải tham gia tích cực; mặt khác, cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ của GV cũng như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận dạy học - Phần 8 Mỗi HS tùy theo năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình mà có thể tham gia vào cáchoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ khoahọc, hội “các nhà khoa học trẻ”, dạ hội khoa học hay nghệ thuật... Yêu cầu cần tuân thủ khi tổ chức hoạt động ngoại khóa: Để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt được hiệu quả cao, một mặt yêu cầu HS phảitham gia tích cực; mặt khác, cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ của GV cũng như sự hỗ trợ và đỡ đầucủa các cơ quan văn hóa xã hội, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học... 2.3.6. Hình thức giúp đỡ riêng Giúp đỡ riêng là hình thức dạy học được áp dụng đối với từng loại, từng HS khácnhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của các em trong học tập. Trong giúp đỡ riêng, người ta chú ý đến hai hình thức: phụ đạo HS yếu-kém và bồidưỡng HS khá-giỏi. Đối với học sinh khá-giỏi: chủ yếu là tăng cường các hoạt động độc lập có trình độngày càng cao trên cơ sở tính đến năng lực, năng khiếu và hứng thú học tập của từng cá nhânHS đồng thời ngăn chặn tình trạng học lệch, học tủ, tự cao, tự mãn trong các em. Đối với học sinh yếu kém: cần tìm hiểu để biết nguyên nhân của những yếu kém đó(yếu kém do thiếu phương pháp; do ý thức, thái độ; do yếu tố sinh-tâm lý...) để từ đó đề rabiện pháp giúp đỡ cho phù hợp. CÂU HỎI THẢO LUẬN, ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu học tập là gì? Vì sao cần xác định có hiệu quả mục tiêu học tập? Các căncứ để xây dựng mục tiêu học tập? Thử xác định mục tiêu học tập cho một bài học cụ thể nào đó. 2. Có các cách thiết kế chương trình dạy học nào? Trong chương trình dạy học (xây dựngtheo bài học truyền thống), kế hoạch dạy học là gì? Hãy phác thảo những ý cơ bản trong kếhoạch dạy học môn học, từng chương của môn học và từng bài học trong chương. 3. Hãy chứng minh vì sao trong một tiết lên lớp nên sử dụng phối hợp các phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học. 4. Có thể học tập từ các nguồn thông tin nào? Quy trình tìm tòi, tra cứu thông tin từcác nguồn tài liệu thường bao gồm những bước nào? Cần trang bị cho HS những kỹ năng gìđể học tập có hiệu quả từ SGK và các nguồn TLHT khác? 5. Cấu trúc một bài thuyết trình thường bao gồm những bước nào? Thử chọn một vấnđề và thuyết trình trước lớp. 6. Nên soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học ra sao? Bạn cóđồng ý với những điều nên và không nên khi sử dụng phương pháp hỏi đáp dưới đây haykhông? Vì sao? - 10 điều nên làm khi nêu câu hỏi: + Chú ý biến đổi câu hỏi (theo độ khó, độ dài, cấu trúc ngôn ngữ, chức năng, mụcđích...) và kết hợp chúng cho phù hợp (HS, tình huống dạy học). + Bảo đảm tính logic, tuần tự của hệ thống câu hỏi. + Định hướng vào số đông và tập trung vào đề tài học tập để duy trì tiến trình hỏi đáp 132liên tục. + Tôn trọng thời gian suy nghĩ và cân nhắc của HS đủ để tạo ra ấn tượng, thiện cảmvà độ chín của tư duy trong câu trả lời. + Lưu ý những loại HS khác nhau và những diễn biến hành vi trên lớp để điều khiểnhỏi-đáp phù hợp. + Đáp ứng kịp thời khi HS có câu trả lời không đúng bằng cách gạn lấy ưu điểm, làmnổi bật cố gắng dù nhỏ nhất của HS trong câu trả lời, hướng chúng vào câu hỏi. + Tiếp nối những câu trả lời hoàn chỉnh hay đúng đắn của HS mà tiếp tục dẫn dắt cácem trong hỏi-đáp. + Luôn bám sát nhóm câu hỏi chốt đã chuẩn bị từ đầu để liên tục giữ cho bài học tínhthống nhất và cố kết trên cơ sở nội dung chủ yếu của nó. + Chủ động cảnh giác với những câu hỏi của HS đặt ra cho GV. Phương châm chunglà chuyển câu hỏi đó cho các em khác trả lời, còn GV gợi ý để HS suy nghĩ cách trả lời câuhỏi, bản thân phải dự kiến cách ứng phó với tình huống sau đó. + Khi dùng câu hỏi để kiểm tra hay tổng kết bài, cần tận dụng chúng để nêu vấn đềhay nhiệm vụ mới. - 10 điều không nên làm khi nêu câu hỏi: + Những câu hỏi cụt lủn, tùy tiện và quá dễ dãi. + Những câu hỏi trùng lặp, tối nghĩa hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. + Những câu hỏi mớm lời, gà cách trả lời hoặc mách nước lộ liễu. + Những câu hỏi bỏ ngỏ cái đuôi để HS dễ dàng nói đế theo, nói dựa và cười đùa. + Những câu hỏi làm HS bối rối hoặc bế tắc. + Những câu hỏi sẵng giọng, gắt gỏng, tra xét, thẩm vấn. + Gọi tên HS hay chỉ định một HS trước khi và ngay sau khi nêu câu hỏi. + Nhanh nhảu hay hăng hái trả lời những câu hỏi của HS. + Lạm dụng những HS giỏi, nhanh nhẹn, hăng hái tham gia. + Cho phép hoặc bỏ qua những câu trả lời cẩu thả, những hành vi ngôn ngữ và giaotiếp sỗ sàng của HS khi trả lời câu hỏi. Theo tài liệu của Đặng Thành Hưng (2006) 7. Quy trình giải bài tập thường có những giai đoạn và những bước nào? Hãy lấy ví dụcụ thể về ứng dụng của quy trình này trong hướng dẫ ...

Tài liệu được xem nhiều: