Lý luận dạy học - Phần 9
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 315.84 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lịch sử dạy học cho thấy có nhiều cách tiếp cận nội dung học vấn trong việc thiết kế chương trình giáo dục. Theo nghiên cứu của Đặng Thành Hưng (2002) có thể chia những cách tiếp cận khác nhau thành 2 dòng chính: Quan niệm của Liên Xô (cũ) và cộng đồng xã hội chủ nghĩa vào những năm cuối của thập kỷ XX và quan niệm của Phương Tây cùng các đồng minh của họ. - Dòng thứ nhất có khuynh hướng triết học hàn lâm, mang đậm nét văn hóa và tâm lý học. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận dạy học - Phần 9 Phụ lục 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 3.1. HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Lịch sử dạy học cho thấy có nhiều cách tiếp cận nội dung học vấn trong việc thiết kế chương trình giáo dục. Theo nghiên cứu của Đặng Thành Hưng (2002) có thể chia những cách tiếp cận khác nhau thành 2 dòng chính: Quan niệm của Liên Xô (cũ) và cộng đồng xã hội chủ nghĩa vào những năm cuối của thập kỷ XX và quan niệm của Phương Tây cùng các đồng minh của họ. - Dòng thứ nhất có khuynh hướng triết học hàn lâm, mang đậm nét văn hóa và tâm lý học. Trong phạm vi dòng thứ nhất, đã và đang tồn tại 2 cách tiếp cận tương đối khác nhau, thậm chí có lúc xung đột với nhau: cách tiếp cận kinh viện cổ điển được mô tả trong lý thuyết của Viện Chương trình và Phương pháp giáo dục Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô (tập trung trong các công trình của Viện trưởng Lednhiov V.X 1989) và cách tiếp cận thứ hai có nội dung triết học sâu sắc nhấn mạnh bản chất văn hóa, khía cạnh chức năng (giá trị) của nội dung học vấn thể hiện ở lý thuyết của Viện Giáo dục học đại cương Viện Hàm lâm khoa học giáo dục Liên Xô (tập trung trong các công trình của Cracvsky V.V, Scatkin M. N, Lecne I. Ia (1983, 1989). + Dựa vào quan niệm cấu trúc nhân cách, sự phân loại và cấu trúc các dạng hoạt động thực tiễn (hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt động giao tiếp, hoạt động lao động-cải biến, hoạt động thẩm mỹ, hoạt động thể chất) và thành phần nội dung học vấn (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo), cách tiếp cận cổ điển đã nêu lên một nguyên tắc có tính quy luật rằng hệ thống môn học được xây dựng cần tuân thủ một cơ cấu ổn định các dạng hoạt động xã hội, nhờ vậy việc lĩnh hội nội dung này quy định cấu trúc nhân cách được hình thành đáp ứng tốt mục đích giáo dục của nhà trường. Cách tiếp cận kinh viện cổ điển có ảnh hưởng lớn trong chương trình giáo dục của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập niên cuối thế kỷ XX. + Cách tiếp cận thứ hai nhấn mạnh bản chất văn hóa của nội dung học vấn là kinh nghiệm xã hội có tính lịch sử toàn nhân loại. Cũng như kinh nghiệm xã hội, nội dung học vấn (bộ phận được chọn lọc từ kinh nghiệm xã hội), bao gồm 4 thành phần ổn định: tri thức hiểu biết về thế giới (tự nhiên, xã hội, con người...), về các cách thức hoạt động; kinh nghiệm thực hiện các cách thức hoạt động đã biết; kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và kinh nghiệm về mối quan hệ đối xử của con người với hiện thực (kinh nghiệm về thái độ, giá trị). Một số biểu hiện rõ rệt của những ảnh hưởng này có thể thấy trong các giáo trình, sách báo sư phạm ở Việt Nam hiện nay như: nội dung dạy học được xây dựng đảm bảo tính hệ thống và logic các ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật; nội dung dạy học bao gồm bốn thành phần phản ánh 4 yếu tố cơ bản của kinh nghiệm lịch sử; bản chất quá trình dạy học là quá trình nhận thức... - Dòng thứ hai, ở nhà trường Phương Tây áp dụng rất nhiều kiểu chương trình và có nhiều cách tiếp cận. + Nhìn từ lập trường triết học xã hội, có ba cách tiếp cận nội dung học vấn: tiếp cận 151 hướng vào nhu cầu xã hội; tiếp cận hướng vào nhu cầu cá nhân và tiếp cận trung dung. Cách tiếp cận thứ ba ngày càng chiếm ưu thế. + Theo tiến trình phát triển của triết học giáo dục, có ba cách tiếp cận nội dung học vấn gần như đối lập nhau: cách tiếp cận cổ điển hay hệ thống; cách tiếp cận lãng mạn hay nhân văn và cách tiếp cận cổ điển-lãng mạn hay hiện đại. هCách tiếp cận cổ điển nổi bật vào thời kỳ 1911-1962 với những tác phẩm về xây dựng chương trình của các đại diện như Boubbitts F (The Curriculum 1918, How to Make a Curriculum 1921, Curriculum Investigations 1926, The Curriculum of Modern Education 1941), Ralph Tyler (Basic Principles of Curriculum and Instruction 1949, Basic Principles of Curriculum and Instruction: Syllabus for Education 1950), Kerr J. F (Changing the Curiiculum 1968), Hirst P và Perters R. S (The Logic of Education 1970). Tính chất tiêu biểu của cách tiếp cận này thể hiện ở chỗ nó đặt người học vào vị thế phải thích ứng với chương trình và học chế. Theo cách tiếp cận này thì nhiệm vụ điển hình của quá trình dạy học là: phân giải chương trình thành những bộ phận; tổng hợp những bộ phận lại thành đề tài trọn vẹn; xác định các mục tiêu hành vi cho từng đề tài; sắp xếp các đề tài thành học trình tối ưu; xác định cách thức tốt nhất để dạy học trình này; tiến trình dạy học trên lớp và đánh giá kết quả học tập. هCách tiếp cận lãng mạn nhấn mạnh đến những khía cạnh thái độ, giá trị, mục đích, lợi ích nhân văn trong nội dung học vấn. Cách tiếp cận này coi người học là trung tâm, tôn trọng và khuyến khích thái độ học tập độc lập, chủ động, tự do và sự tham gia của người học. Do đó chương trình dạy học phải hoàn toàn thích ứng với người học; chương trình dạy học cần đảm bảo những đặc điểm và hoạt động như: quan sát, tự thực hiện, những cơ hội học ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận dạy học - Phần 9 Phụ lục 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 3.1. HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Lịch sử dạy học cho thấy có nhiều cách tiếp cận nội dung học vấn trong việc thiết kế chương trình giáo dục. Theo nghiên cứu của Đặng Thành Hưng (2002) có thể chia những cách tiếp cận khác nhau thành 2 dòng chính: Quan niệm của Liên Xô (cũ) và cộng đồng xã hội chủ nghĩa vào những năm cuối của thập kỷ XX và quan niệm của Phương Tây cùng các đồng minh của họ. - Dòng thứ nhất có khuynh hướng triết học hàn lâm, mang đậm nét văn hóa và tâm lý học. Trong phạm vi dòng thứ nhất, đã và đang tồn tại 2 cách tiếp cận tương đối khác nhau, thậm chí có lúc xung đột với nhau: cách tiếp cận kinh viện cổ điển được mô tả trong lý thuyết của Viện Chương trình và Phương pháp giáo dục Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô (tập trung trong các công trình của Viện trưởng Lednhiov V.X 1989) và cách tiếp cận thứ hai có nội dung triết học sâu sắc nhấn mạnh bản chất văn hóa, khía cạnh chức năng (giá trị) của nội dung học vấn thể hiện ở lý thuyết của Viện Giáo dục học đại cương Viện Hàm lâm khoa học giáo dục Liên Xô (tập trung trong các công trình của Cracvsky V.V, Scatkin M. N, Lecne I. Ia (1983, 1989). + Dựa vào quan niệm cấu trúc nhân cách, sự phân loại và cấu trúc các dạng hoạt động thực tiễn (hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt động giao tiếp, hoạt động lao động-cải biến, hoạt động thẩm mỹ, hoạt động thể chất) và thành phần nội dung học vấn (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo), cách tiếp cận cổ điển đã nêu lên một nguyên tắc có tính quy luật rằng hệ thống môn học được xây dựng cần tuân thủ một cơ cấu ổn định các dạng hoạt động xã hội, nhờ vậy việc lĩnh hội nội dung này quy định cấu trúc nhân cách được hình thành đáp ứng tốt mục đích giáo dục của nhà trường. Cách tiếp cận kinh viện cổ điển có ảnh hưởng lớn trong chương trình giáo dục của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập niên cuối thế kỷ XX. + Cách tiếp cận thứ hai nhấn mạnh bản chất văn hóa của nội dung học vấn là kinh nghiệm xã hội có tính lịch sử toàn nhân loại. Cũng như kinh nghiệm xã hội, nội dung học vấn (bộ phận được chọn lọc từ kinh nghiệm xã hội), bao gồm 4 thành phần ổn định: tri thức hiểu biết về thế giới (tự nhiên, xã hội, con người...), về các cách thức hoạt động; kinh nghiệm thực hiện các cách thức hoạt động đã biết; kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và kinh nghiệm về mối quan hệ đối xử của con người với hiện thực (kinh nghiệm về thái độ, giá trị). Một số biểu hiện rõ rệt của những ảnh hưởng này có thể thấy trong các giáo trình, sách báo sư phạm ở Việt Nam hiện nay như: nội dung dạy học được xây dựng đảm bảo tính hệ thống và logic các ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật; nội dung dạy học bao gồm bốn thành phần phản ánh 4 yếu tố cơ bản của kinh nghiệm lịch sử; bản chất quá trình dạy học là quá trình nhận thức... - Dòng thứ hai, ở nhà trường Phương Tây áp dụng rất nhiều kiểu chương trình và có nhiều cách tiếp cận. + Nhìn từ lập trường triết học xã hội, có ba cách tiếp cận nội dung học vấn: tiếp cận 151 hướng vào nhu cầu xã hội; tiếp cận hướng vào nhu cầu cá nhân và tiếp cận trung dung. Cách tiếp cận thứ ba ngày càng chiếm ưu thế. + Theo tiến trình phát triển của triết học giáo dục, có ba cách tiếp cận nội dung học vấn gần như đối lập nhau: cách tiếp cận cổ điển hay hệ thống; cách tiếp cận lãng mạn hay nhân văn và cách tiếp cận cổ điển-lãng mạn hay hiện đại. هCách tiếp cận cổ điển nổi bật vào thời kỳ 1911-1962 với những tác phẩm về xây dựng chương trình của các đại diện như Boubbitts F (The Curriculum 1918, How to Make a Curriculum 1921, Curriculum Investigations 1926, The Curriculum of Modern Education 1941), Ralph Tyler (Basic Principles of Curriculum and Instruction 1949, Basic Principles of Curriculum and Instruction: Syllabus for Education 1950), Kerr J. F (Changing the Curiiculum 1968), Hirst P và Perters R. S (The Logic of Education 1970). Tính chất tiêu biểu của cách tiếp cận này thể hiện ở chỗ nó đặt người học vào vị thế phải thích ứng với chương trình và học chế. Theo cách tiếp cận này thì nhiệm vụ điển hình của quá trình dạy học là: phân giải chương trình thành những bộ phận; tổng hợp những bộ phận lại thành đề tài trọn vẹn; xác định các mục tiêu hành vi cho từng đề tài; sắp xếp các đề tài thành học trình tối ưu; xác định cách thức tốt nhất để dạy học trình này; tiến trình dạy học trên lớp và đánh giá kết quả học tập. هCách tiếp cận lãng mạn nhấn mạnh đến những khía cạnh thái độ, giá trị, mục đích, lợi ích nhân văn trong nội dung học vấn. Cách tiếp cận này coi người học là trung tâm, tôn trọng và khuyến khích thái độ học tập độc lập, chủ động, tự do và sự tham gia của người học. Do đó chương trình dạy học phải hoàn toàn thích ứng với người học; chương trình dạy học cần đảm bảo những đặc điểm và hoạt động như: quan sát, tự thực hiện, những cơ hội học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu giáo viên bồi dưỡng giáo viên tài liệu sư phạm đào tạo giáo viên giỏi lý luận dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề án về Đổi mới giáo dục đại học
131 trang 97 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 9
5 trang 70 0 0 -
Giáo trình Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học: Phần 1 - Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết
9 trang 49 0 0 -
9 trang 47 0 0
-
Đề cương môn Giáo dục học - ĐH Đồng Tháp
110 trang 39 0 0 -
246 trang 36 0 0
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 5
5 trang 35 0 0 -
225 trang 34 0 0
-
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
10 trang 33 0 0 -
5 trang 29 0 0