Danh mục

Lý luận dạy học vật lý - Phần 2

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 565.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông Mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước hiện tại và trong tương lai. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận dạy học vật lý - Phần 2 CHƯƠNG 2 NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG2.1. MỤC TIÊU DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG2.1.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông Mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đấtnước hiện tại và trong tương lai. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghềnghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành vàbồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, mục 1 điều 27 Luật Giáo dục chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thônglà giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thànhnhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân; Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Hiện nay, đất nước la đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, mở cửa, hội nhập quốc tế. Mục tiêu giáo dục và đào lạo dược xác định rõ thêmtrong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Và Nam lần thứ X: Coi trọng bồi dưỡng chohọc sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lậpnghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinhviên bản lĩnh, phẩm chất và lôi sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại. Như vậy, mục tiêu giáo dục xuyên suất vẫn là giáo dục toàn diện, coi trọng các mặttrí, đức, thể, mĩ nhằm đào tạo ra những người lao động mới có trí tuệ, có nhân cách,năng động và sáng tạo, chủ động thích ứng với nền kinh tế tri thức và sự phát triển củathời đại.2.1.2. Mục tiêu dạy học Vật lí ở trường phổ thông Mục tiêu tổng quát của dạy học Vật lí ở trường phổ thông là góp phần thực hiệnmục tiêu của giáo dục phổ thông. Các mục tiêu cụ thể của dạy học Vật lí ở trường phổ thông: 1. Về kiến thức: Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những 10quan điểm hiện đại, bao gồm: a) Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình Vật lí thường gặp trong đờisống và sản xuất. b) Các đại lượng, các định luật và nguyên lí Vật lí cơ bản. c) Những nội dung chính của một số thuyết Vật lí quan trọng nhất. d) Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất. e) Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thùcủa Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. 2. Về kĩ năng: a) Biết quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lí trong tự nhiên, trong đời sốnghàng ngày hoặc trong các thí nghiệm, biết điều tra, sưu tầm, tra cứu các tài liệu từ cácnguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí. b) Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí, biết lắp ráp và tiến hành cácthí nghiệm Vật lí đơn giản. c) Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề racác dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quátrình Vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra. d) Vận dụng được kiến thức Vật lí để mô tả, giải thích các hiện tượng và quá trìnhVật lí, giải các bài tập Vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sảnxuất ở mức độ phổ thông. e) Sử dụng được các thuật ngữ Vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng,chính xác những hiểu biết cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử líthông tin. 3. Về thái độ: a) Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng những đóng gópcủa Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và công lao của các nhà khoa học. b) Có thái độ khách quan, trung thực; Có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và cótinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểubiết dã đạt được. c) Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống nhằm cải thiện diềukiện sống, học tập cũng như để bảo vệ môi trường sống tự nhiên. d) Có thế giới quan, nhân sinh quan, tư duy khoa học và những phẩm chất, nănglực theo mục tiêu của giáo dục phổ thông.2.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỆM VỤ DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔTHÔNG 112.2.1. Đặc điểm chung của dạy học Vật lí Các mục tiêu và nhiệm vụ của trường phổ thông được thực hiện chủ yếu thông quaviệc dạy học các môn học. Môn Vật lí cũng như các môn khoa học khác ở nhà trườngphổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến ...

Tài liệu được xem nhiều: