Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau. Điều này có thể được mô tả bằng một mô hình thường được gọi là Sơ đồ Aristotle:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÝ LUẬN VĂN HỌC: TỪ NHỮNG HỆ QUY CHIẾU BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỔNG THỂ LÝ LUẬN VĂN HỌC: TỪ NHỮNG HỆ QUY CHIẾU BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỔNG THỂI.1. LƯỢC ĐỒ CÁC LÝ THUYẾT VĂN HỌCCác lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loạitheo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi:tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tácgiả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau. Điều nàycó thể được mô tả bằng một mô hình thường được gọi là Sơ đồ Aristotle: Hình. 1. Sơ đồ AristotleM. H. Abrams, trong Chiếc gương và ngọn đèn: Lý thuyết Lãng mạn và Truyền thống Phê Bình(The Mirror and the Lamp: Romantic Theory and the Critical Tradition), chỉ ra rằng tất cả các lýthuyết văn học đều khảo sát vai trò và mối quan hệ giữa bốn yếu tố này. Ông nhận xét: Mặc dù bất kỳ lý thuyết khả lý nào cũng đều có tính đến cả bốn yếu tố, hầu như tất cả các lý thuyết, như chúng ta sẽ thấy, chỉ chủ yếu hướng đến một yếu tố mà thôi. Điều này có nghĩa là, nhà phê bình có xu hướng lấy một trong bốn yếu tố làm cơ sở cho việc định nghĩa, phân loại và phân tích một tác phẩm nghệ thuật, cũng như làm tiêu chí chính để đánh giá. Việc áp dụng sơ đồ phân tích này, vì thế, sẽ phân các nỗ lực lý giải bản chất và giá trị tác phẩm nghệ thuật thành bốn nhóm lớn. Ba trong số đó lý giải tác phẩm nghệ thuật bằng cách đặt nó trong mối quan hệ với một yếu tố khác: thế giới, người tiếp nhận, hoặc nghệ sĩ. Nỗ lực thứ tư lý giải tác phẩm bằng việc nghiên cứu nó một cách riêng rẽ, như là một chỉnh thể độc lập có ý nghĩa và giá trị tự thân[1]. (6-7)Abrams đã làm đúng như thế. Dựa trên Sơ đồ Aristotle, ông phân biệt bốn nhóm lý thuyết vănhọc: a. Các lý thuyết Mô phỏng (Mimetic), tập trung vào mối quan hệ giữa văn bản và thực tại;b. Các lý thuyết Biểu cảm (Expressive) tập trung vào mối quan hệ giữa văn bản và tác giả; c. Cáclý thuyết Khách quan (Objective) xem xét văn bản độc lập với mọi hệ quy chiếu; và d. các lýthuyết Thực dụng (Pragmatic), tập trung vào quan hệ giữa văn bản và người đọc (7).1. Các lý thuyết Mô phỏng: Những đoạn văn bản sớm nhất còn ghi lại được của các lý thuyết môphỏng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của Plato và muộn hơn là trong Nghệ thuật thi ca củaAristotle. Trong phúng dụ nổi tiếng về cái hang, Plato viết rằng thế giới của chúng ta chỉ là sựphản ánh của những Ý niệm bất biến và vĩnh cửu, và đến lượt mình, thế giới lại được phản ánhqua nghệ thuật, cũng như qua gương, bóng râm và mặt nước (227).Việc hình ảnh chiếc gương được sử dụng như là một ẩn dụ trong suốt lịch sử hàng ngàn năm củanghệ thuật, trong đó có văn chương, cho thấy mức độ ảnh hưởng của lý thuyết này. Nghệ thuậtlà tấm gương phản ánh thực tại – tuyên bố này chúng ta không ngừng được nghe, thậm chí ngaycả hôm nay. Trong cuộc sống hàng ngày, không khó khăn g ì chúng ta cũng có thể nhận thấy rằngrất nhiều người, trong đó có cả những nhà nghiên cứu văn học, vẫn thường sử dụng nó, một cáchngầm ẩn hoặc hiển ngôn, khi đánh giá các tác phẩm văn học. Ảnh hưởng của thuyết mô phỏngsâu sắc và cũng tinh tế đến nỗi người ta có cảm giác đó là chân lý hiển nhiên. Robert L.McLaughlin, trong lời nói đầu tập Cách tân: Hợp tuyển truyện hiện đại và đương đại(Innovations: Anthology of Modern and Contemporary Fiction), viết: “Trong lớp Anh văn bậcđại học của tôi, một cách vô thức, sinh viên thường coi chủ nghĩa hiện thực như là hòn đá thửvàng để đánh giá tác phẩm khi đọc truyện”[2] (xiv).2. Các lý thuyết Thực dụng. Các lý thuyết này đánh giá tác phẩm văn học dựa trên căn cứ là cácmục đích xã hội. Đối với các nhà tư tưởng châu Á, mục đích của văn chương trước hết là đểtruyền tải tư tưởng, “Văn dĩ tải đạo. Nói cách khác, giá trị của tác phẩm trước hết là giá trị xãhội.Ở Phương Tây, Cicero và Horace cũng áp dụng tu từ học của họ vào văn chương với những mụcđích thực dụng tương tự. Các nhà Khai Sáng thì t in, và đòi hỏi, khả năng của văn chương trongviệc giáo dục quần chúng. Quan niệm thực dụng cũng ngầm ẩn trong t ư tưởng của Sir PhilipSidney, người nối tiếp truyền thống Hy Lạp khi viết trong Bênh vực thơ ca (An Apology forPoetry), rằng văn chương “mô phỏng nhằm cả hai mục đích là làm vui thích và giáo dục; làm vuithích để khiến con người nhận lấy điều tốt đẹp trong tầm tay mà nếu không có niềm vui thích họsẽ bỏ qua như một kẻ xa lạ, và giáo dục để khiến con người nhận biết điều tốt đẹp mà họ hướngtới”[3] (158)Trong thế kỷ XX, chúng ta cũng nhiều lần nghe thấy những lời khẳng định rằng giá trị vănchương gắn liền với giá trị xã hội, chẳng hạn trong khái niệm “văn học dấn thân” (litératureengagée) của Jean-Paul Sartre, hay trong khái niệm ...