Danh mục

Lý luận về chất lượng giáo dục đại học và quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Lý luận về chất lượng giáo dục đại học và quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học" phân tích vấn đề chất lượng giáo dục đại học và tìm kiếm mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học luôn được các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận về chất lượng giáo dục đại học và quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TS. Nguyễn Thị Yến Thoa* 1 Tóm tắt: Khái niệm chất lượng và chất lượng giáo dục đại học luôn được các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục quan tâm. Có 6 quan điểm chính khi đề cập đến vấn đề này, đó là: Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào, bằng đầu ra, bằng giá trị gia tăng, bằng giá trị học thuật, bằng văn hóa tổ chức và bằng kiểm toán. Ngoài ra còn có những cách hiểu khác thể hiện sự đa dạng, đa chiều về hai khái niệm này. Khoa học chất lượng đã được ứng dụng vào quản trị đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong đó quản lý chất lượng tổng thể là cấp độ cao nhất, cần được tập trung nghiên cứu. Từ khóa: Giáo dục đại học, chất lượng, chất lượng giáo dục đại học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng và việc phấn đấu để nâng cao chất lượng luôn được xem là vấn đề quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của một tổ chức nói chung và của các trường đại học nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, xu thế toàn cầu hóa được diễn ra mạnh mẽ dẫn đến quốc tế hóa, đại chúng hóa giáo dục đại học. Xu thế cạnh tranh và hợp tác trong giáo dục đưa đến yêu cầu bắt buộc cần xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục các cấp phấn đấu đạt đến những chuẩn mực chung về chất lượng, tạo điều kiện để được so sánh, công nhận và thừa nhận không chỉ trong nước, trong khu vực mà còn vươn xa ra thế giới, mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học chính là nhằm phấn đấu để đạt đến kì vọng đó. Do vậy vấn đề chất lượng giáo dục đại học và tìm kiếm mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học luôn được các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. 2. KHÁI NIỆM “CHẤT LƯỢNG” VÀ “CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC” Chất lượng là một khái niệm tương đối trừu tượng, được nhìn nhận theo nhiều hướng trái ngược nhau, đa chiều và đa diện. Trong hơn hai thập kỷ gần đây đã có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề chất lượng. Có thể tóm lược 6 quan điểm cơ bản về chất lượng và chất lượng giáo dục đại học như sau: * Chất lượng được đánh giá bằng đầu vào * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 54 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Quan điểm này còn được gọi là quan điểm nguồn lực có nghĩa là nguồn lực đầu vào càng cao bao nhiêu thể hiện chất lượng càng tốt bấy nhiêu [3]. Như vậy, đối với các trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, sinh viên có điểm chuẩn đầu vào cao, nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có học hàm, học vị đạt chuẩn và trên chuẩn, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất … được xem là trường đại học có chất lượng cao. Quan điểm này hợp lý ở điểm các yếu tố người dạy, người học là hai nhân tố quyết định trực tiếp tới chất lượng đào tạo, lại được thực hiện trên nền cơ sở vật chất và các điều kiện tài chính thuận lợi thì khả năng phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, quan điểm này lại có hạn chế là chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” để phỏng đoán chất lượng “đầu ra” là chưa thực sự thuyết phục. Đặc biệt sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài trong trường đại học theo cách đánh giá này được xem là một “hộp đen”, không quan trọng. Nhưng thực tế giáo dục lại chứng minh có những trường đại học còn nhiều khó khăn nhưng lại đào tạo được những thế hệ sinh viên giỏi, chất lượng cao đáp ứng tốt với yêu cầu của thị trường lao động. * Chất lượng được đánh giá bằng đầu ra Đây là quan điểm coi đầu ra là quan trọng hơn và thể hiện rõ chất lượng giáo dục đại học hơn so với đầu vào. Đầu ra chính là sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp ra trường được thị trường lao động đón nhận. Đầu ra còn được đánh giá bằng những cam kết có tính chất tuyên bố về chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trong nhà trường đại học. Quan điểm này đối lập với quan điểm chất lượng được đánh giá bằng đầu vào [3]. Tất cả các nghiên cứu khoa học đều khẳng định mục đích cuối cùng của mọi sự nỗ lực cố gắng của nhà trường, đặc biệt là của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong trường đại học đều nhằm một mục đích cuối cùng là chất lượng học tập của sinh viên. Các thế hệ sinh viên được đào tạo ra trường đáp ứng được chuẩn đầu ra, có khả năng thích ứng nghề nghiệp cao, dễ tìm được việc làm đúng chuyên ngành… đã là những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu, uy tín của trường đại học đó. Tuy nhiên, quan điểm này lại có hạn chế là chưa đánh giá đúng mối quan hệ giữa đầu vào và đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: