Thông tin tài liệu:
Sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc (PLAN) tại biển Đông nói chung và khu vực Tây Thái Bình Dương nói riêng đang trở thành một đề tài nóng. Quá trình này không phải ngẫu nhiên xuất hiện, mà có một sự nhận thức kỹ càng về mặt chiến lược. Quan sát quá trình phát triển chiến lược hải quân Trung Quốc kể từ năm 1949, đi kèm với đó là quá trình xây dựng năng lực hải quân, vai trò ngày càng lớn của lực lượng này trong tổng thể chiến lược biển của Trung Quốc được hoạch định có hế thống. Từ một lực lượng ban đầu chỉ gồm vài ba tàu tuần tra cũ, ngày nay PLAN đã trở thành lực lượng hải quân hàng đầu châu Á, xét về mặt số lượng tàu chiến và chi phí dành cho quốc phòng. Hiện tại, năng lực kiểm soát và tác chiến của PLAN đã mở rộng ra bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, với một sự chuyển dịch chiến lược từ “phòng thủ chủ động biển gần” sang “tác chiến phòng thủ biển xa”. Diễn đạt cách khác là dịch chuyển từ phòng thủ sang vừa phòng thủ vừa tấn công trên một phạm vi địa lý rộng lớn hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết của Alfred Thayer Mahan và hải quân của Trung Quốc tại biển Đông
WORKING PAPER
NO.1
Chiến lược hải quân của Trung Quốc
tại biển Đông qua lý thuyết của Alfred
Thayer Mahan
Nguyễn Thế Phương
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS),
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Tp.HCM, Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh 10/2015
WORKING PAPER NO.1
SCIS Working Papers hướng đến mục đích phổ biến các kết quả nghiên cứu trước khi
công bố trên các ấn phẩm khoa học, qua đó khuyến khích sự trao đổi nghiên cứu và tranh
luận học thuật. Các bài viết thuộc SCIS Working Papers được xem là một bài viết khoa
học đang trong quá trình hoàn thiện (work in process), các trích dẫn nội dung trong bài
cần được sự đồng ý của tác giả.
Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan
điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự
cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Các sản phẩm của SCIS
Working Papers có thể được xem và download trên trang website
http://scis.hcmussh.edu.vn/
Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của ban biên tập chuyên
mục: lucminhtuanscis@hcmussh.edu.vn.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 1
WORKING PAPER NO.1
Chiến lược hải quân của Trung Quốc tại biển Đông qua
lý thuyết của Alfred Thayer Mahan
Tác giả: Nguyễn Thế Phương1
Tóm tắt
Bài viết mong muốn cung cấp một góc nhìn trong tranh luận về chiến lược hải quân của
Trung Quốc tại biển Đông thông qua áp dụng lý thuyết quyền lực biển của Alfred Thayer
Mahan, một chiến lược gia hải quân người Mỹ. Nghiên cứu về lý thuyết của Alfred T.
Mahan là cần thiết để có thể hiểu rõ hơn về hải quân Trung Quốc tại biển Đông bởi ba lý
do: (1) các công trình của Mahan chủ yếu khảo cứu sự trỗi dậy của các cường quốc biển
hàng đầu trong lịch sử thế giới; (2) Trung Quốc, thông qua các chính sách của mình, có
tham vọng từ một cường quốc lục địa trở thành một cường quốc hải dương; và (3) các
chiến lược gia và học giả Trung Quốc đã nói nhiều về Mahan, chứng tỏ ảnh hưởng đáng
ghi nhận của Mahan tại quốc gia này. Với biển Đông giữ một vị trí quan trọng trong
chiến lược “phòng thủ chủ động biển gần”, quá trình hiện đại hoá và những hành vi của
Trung Quốc gần đây đã phần nào phản ánh các tư tưởng của Alfred T. Mahan. Thông qua
khung lý thuyết này, những bước đi gần đây của Trung Quốc tại biển Đông có thể được
giải thích một cách chi tiết. Qua đó, bài viết cũng thảo luận một số hạn chế nhất định
trong lý thuyết của Mahan.
Từ khóa: Alfred Thayer Mahan, chính sách hải quân Trung Quốc, biển Đông
1
Nguyễn Thế Phương là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TpHCM. Chuyên ngành nghiên cứu của Thế Phương tập trung vào
quan hệ quốc tế và chiến lược quốc phòng của các cường quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm
2012, Thế Phương xuất bản các bài viết trên E-International Relations; Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế; Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc; Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu và báo cáo tại Hội thảo Quốc gia lần thứ 3 về
biển Đông tổ chức tại Đà Nẵng. Tác giả có thể liên tạc tại địa chỉ: thephuongscis@hcmussh.edu.vn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (SCIS) 2
WORKING PAPER NO.1
1. Dẫn nhập
Sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc (PLAN) tại biển Đông nói chung và khu vực
Tây Thái Bình Dương nói riêng đang trở thành một đề tài nóng. Quá trình này không phải
ngẫu nhiên xuất hiện, mà có một sự nhận thức kỹ càng về mặt chiến lược. Quan sát quá
trình phát triển chiến lược hải quân Trung Quốc kể từ năm 1949, đi kèm với đó là quá
trình xây dựng năng lực hải quân, vai trò ngày càng lớn của lực lượng này trong tổng thể
chiến lược biển của Trung Quốc được hoạch định có hế thống. Từ một lực lượng ban đầu
chỉ gồm vài ba tàu tuần tra cũ, ngày nay PLAN đã trở thành lực lượng hải quân hàng đầu
châu Á, xét về mặt số lượng tàu chiến và chi phí dành cho quốc phòng. Hiện tại, năng lực
kiểm soát và tác chiến của PLAN đã mở rộng ra bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, với một sự
chuyển dịch chiến lược từ “phòng thủ chủ động biển gần” sang “tác chiến phòng thủ biển
xa”. Diễn đạt cách khác là dịch chuyển từ phòng thủ sang vừa phòng thủ vừa tấn công
trên một phạm vi địa lý rộng lớn hơn.
...